Kế hoạch 5 năm của TQ: Vì sao Mỹ phải cảnh giác?

Vương Nam |

Mỗi khi Bắc Kinh công bố các lĩnh vực sẽ ưu tiên phát triển trong kế hoạch 5 năm, các đối thủ của Trung Quốc đều sẽ bị ảnh hưởng, không ít thì nhiều, Bloomberg nhận định.

Kế hoạch 5 năm của Trung Quốc lần này tập trung vào phát triển công nghệ cao – lĩnh vực mà Mỹ – Trung đang cạnh tranh gay gắt, tờ báo Mỹ nhận định.

Theo Bloomberg, khi Bắc Kinh công bố sẽ tập trung vào lĩnh vực nào theo kế hoạch 5 năm thì số lượng các công ty này mọc lên ở Trung Quốc sẽ tăng khoảng 30%. Tuy nhiên ở Mỹ, số nhân viên, công ty hoạt động trong lĩnh vực mà Trung Quốc muốn cạnh tranh sẽ giảm 7%.

Trung Quốc muốn nhắm vào công nghệ cao, Mỹ sẽ càng phải dè chừng hơn vì đây là ngành cần nhiều lao động có trình độ.

Trong bối cảnh thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ có nhiều bất ổn do đại dịch, Trung Quốc muốn tập trung kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa. Ngoài ra, công nghệ và đầu tư ra nước ngoài sẽ là hướng đi mới của Trung Quốc.

Từ những năm 1950, Trung Quốc đã học hỏi và áp dụng ý tưởng kế hoạch 5 năm của Liên Xô.

Theo kế hoạch đề ra, Trung Quốc sẽ phân bổ các khoản tài trợ cho một số lĩnh vực nhất định mà nước này cho là quan trọng trong tương lai gần.

Các kế hoạch 5 năm gần đây của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào phát triển nông nghiệp, công nghiệp. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang muốn đẩy mạnh sản xuất công nghệ trong nước hơn bao giờ hết, trong bối cảnh Mỹ gây nhiều áp lực.

Kế hoạch 5 năm của TQ: Vì sao Mỹ phải cảnh giác? - Ảnh 1.

Trung Quốc muốn cạnh tranh trực tiếp với Mỹ về lĩnh vực công nghệ cao, theo Bloomberg (ảnh: China Daily)

Việc đổ tiền cho công nghệ cao cũng là một “canh bạc” với Trung Quốc. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bắc Kinh sẽ phải cân đối thu chi và đầu tư cho lĩnh vực nào quan trọng nhất theo kế hoạch 5 năm. Chính xác là yếu tố cần thiết đối với Bắc Kinh lúc này, theo Bloomberg.

Ngoài kinh tế, vấn đề khiến các chuyên gia nước ngoài quan tâm nhất đối với Trung Quốc là quân sự.

Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu thủy quân lục chiến nước này “chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh”. Phát biểu của ông Tập làm dấy lên nhiều đồn đoán về đối tượng bị nhắm vào.

“Ở Trung Quốc, giới lãnh đạo rất thích đưa ra những tuyên bố ẩn ý, ám chỉ. Ông Tập nói ‘sẵn sàng cho chiến tranh’ nhưng lại không nêu đích danh kẻ địch cần chiến đấu. Tuy nhiên, vì được ông Tập nói ra nên những phát biểu này là rất nghiêm túc. Tôi cho rằng ông ấy đang nhắm đến Đài Loan. Hòn đảo đang ngày càng thể hiện sự thân thiết với Mỹ. Bắc Kinh coi Đài Loan là vấn đề nội bộ và họ phải can thiệp”, Andrei Gubin – chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga (RISI) – nhận xét.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại