Israel tấn công Syria: Nỗi khiếp sợ nhất bây giờ là tên lửa S-400 Nga!

Tú Anh |

Không quân Israel tham gia tấn công các mục tiêu của Iran ở Syria giờ đây sẽ phải được huấn luyện để đối phó với S-400, một trong những hệ thống vũ khí đáng gờm nhất trên thế giới.

Đối diện với việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga, Israel đã phải thay đổi quy luật hoạt động của các máy bay chiến đấu khi bay qua nước láng giềng Syria.

Tờ Breaking Defense dẫn các nguồn tin của Israel cho biết, việc Nga cung cấp tên lửa không đối không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xác lập một "trật tự mới" trên không phận khu vực Trung Đông.

Theo một chuyên gia người Israel, câu hỏi quan trọng nhất lúc này là, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ triển khai các hệ thống này của Nga ở đâu.

"Nếu được triển khai gần biên giới với Syria, S-400 có thể gây nguy hiểm cho các lực lượng không quân tham gia tấn công các nhóm vũ trang do Iran kiểm soát ở Syria", chuyên gia Israel đề nghị giấu tên cho biết.

Cũng theo vị chuyên gia này, không quân Israel và mọi lực lượng không quân khác có kế hoạch tham gia vào các hoạt động tấn công Iran hoặc đội quân ủy nhiệm của nước này giờ đây sẽ phải được huấn luyện để đối phó với S-400, một trong những hệ thống vũ khí đáng gờm nhất trên thế giới.

"Tình hình sẽ càng trở nên nghiêm trọng khi các lực lượng Nga rút khỏi Syria", một trong các chuyên gia Israel nhận xét. "S-400 do Thổ Nhĩ Kỳ vận hành sẽ có khả năng theo dõi mọi hoạt động của Không quân Israel (IAF) trên bầu trời Syria và đó là một tình huống hoàn toàn mới".

Israel tấn công Syria: Nỗi khiếp sợ nhất bây giờ là tên lửa S-400 Nga! - Ảnh 1.

Tiêm kích tàng hình F-35 của Không quân Mỹ. Ảnh: AP

Thương vụ mua bán S-400 giữa Nga và Thổ Nhì Kỳ cũng tạo ra những vấn đề phức tạp cho phía Mỹ. "Thổ Nhĩ Kỳ ngày hôm nay đã nhổ toẹt vào mặt Mỹ", một nguồn tin Israel bình luận.

Trong khi đó, một cựu chỉ huy của Không quân Israel yêu cầu giấu tên nói rằng, S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ đã ngay lập tức tạo ra vấn đề với NATO.

"Bạn có nghĩ rằng người Nga sẽ đồng ý chia sẻ một trong những công nghệ tiên tiến nhất của họ với NATO hay không? Tôi chắc chắn không có khả năng đó".

Các quan chức cấp cao Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng việc đặt các tiêm kích F-35 ở gần S-400 có thể làm tổn hại tới một trong những tính năng chủ đạo nhất của dòng máy bay, đó là khả năng tàng hình.

Đây cũng chính là lý do tại sao Mỹ quyết tâm loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình sản xuất F-35 trong khi vẫn hợp tác chặt chẽ với chính phủ của Tổng thống Erdogan trên tất cả các vấn đề an ninh quốc gia khu vực khác.

Theo Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel (INSS), Mỹ và các nước thành viên NATO khác đã tỏ thái độ nghi ngờ về mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa hai nước kể từ khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ dàn hòa về vụ máy bay Nga bị bắn rơi vào tháng 11/2015.

Hai nhà nghiên cứu cao cấp của INSS là Eldad Shavit và Gaia Lindenstrauss cho rằng, việc Ankara nhất quyết mua bằng được S-400 của Nga càng cho thấy Tổng thống Erdogan có xu hướng điều chỉnh quan hệ ngoại giao gần gũi hơn với Nga hoặc ít nhất sự lựa chọn của Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một cách đi theo con đường độc lập với phương Tây.

S-400 được vận chuyển lên máy bay vận tải Nga lên đường sang Thổ Nhĩ Kỳ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại