Israel "giở trò" khiến S-400 Nga và S-300 Syria "tịt ngòi", thiệt hại nặng: Cảnh báo nóng?

Bình Nguyên |

Nhiều mũi tên lửa từ trên trời ập xuống, nổ lớn dữ dội có thể nghe thấy từ vài km. Cả tên lửa S-400 Nga lẫn S-300 Syria đều không hoàn thành nhiệm vụ. Thiệt hại là rất nặng nề.

Vụ tập kích bí ẩn vào Aleppo Syria

Đêm thứ Năm, rạng sáng ngày thứ Sáu vừa qua (11/09), thành phố Aleppo của Syria rung chuyển mạnh bởi một vụ tập kích đường không bởi các chiến đấu cơ "lạ". Nhiều mũi tên lửa từ trên trời ập xuống, một khu vực khá rộng bùng cháy dữ dội, tiếng nổ lớn có thể nghe thấy từ vài km.

Truyền thông Nhà nước Syria (SANA) đưa tin phòng không Syria khai hỏa dồn dập đánh chặn được nhiều tên lửa đang phóng đến nhưng thật đáng tiếc, mục tiêu mà họ bảo vệ vẫn bị trúng nhiều quả đạn và thiệt hại nặng.

Israel bị cáo buộc là thủ phạm gây ra vụ tấn công này nhưng Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) thẳng thừng từ chối bình luận.

48h sau đó, Công ty dịch vụ ảnh vệ tinh quốc tế Israel (ISI) đã công bố những bức ảnh cho thấy khu vực mục tiêu đã bị trúng đạn, cả 2 công trình cao tầng được cho là thuộc một cơ sở chế tạo, lắp ráp tên lửa tại Al-Safirah, Aleppo bị phá hủy gần như hoàn toàn.

Israel giở trò khiến S-400 Nga và S-300 Syria tịt ngòi, thiệt hại nặng: Cảnh báo nóng? - Ảnh 1.
Israel giở trò khiến S-400 Nga và S-300 Syria tịt ngòi, thiệt hại nặng: Cảnh báo nóng? - Ảnh 2.

Hậu quả của vụ tập kích nhằm vào cơ sở lắp ráp chế tạo tên lửa Al-Safirah, Aleppo, Syria ngày 11/09/2020 đã được ISI công bố.

Trước đó, vào ngày 04/05/2020, một vụ tập kích khác, mà Israel cũng bị cáo buộc là thủ phạm, nhằm vào cơ sở này đã khiến một công trình kiên cố quy mô lớn sụp đổ, hư hại nặng bởi những quả tên lửa bắn rất chính xác.

Israel giở trò khiến S-400 Nga và S-300 Syria tịt ngòi, thiệt hại nặng: Cảnh báo nóng? - Ảnh 3.

Hậu quả của vụ tập kích Al-Safirah, Aleppo, Syria ngày 04/05/2020 cũng mới được ISI công bố cách đây ít nhày.

Điểm đáng chú ý nhất là cơ sở quân sự bị tấn công nằm cách trận địa tên lửa S-300 của phòng không Syria không quá xa, cỡ hơn 100km trong khi tầm bắn của tổ hợp này theo như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tiết lộ khi Moscow chuyển giao cho Damascus hồi tháng 10/2018 là 250km.

Tên lửa S-300 của Syria đã không tham chiến, không một quả đạn nào được phóng lên để góp phần ngăn chặn những mũi công kích nguy hiểm của đối phương.

Bên cạnh đó, các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa của Nga như S-400 ở căn cứ sân bay Khmeimim và S-300V4 ở căn cứ hải quân Tartus đều im lặng bất thường.

Tất nhiên, người Nga sẽ không tham chiến vì đợt tấn công này không nhằm vào họ và những mục tiêu bị tấn công nằm cách xa các đầu não không quân và hải quân Nga.

Nhưng trái với lần trước, Bộ Quốc phòng Nga rất cứng rắn cảnh cáo Israel không được tiếp tục tấn công vào Syria thì lần này họ chưa đưa ra bất cứ bình luận gì.

Phải chăng họ cũng không biết máy bay "lạ" của ai, làm cách nào lại đột nhập vào sâu trong nội địa Syria đến thế và điều đó đồng nghĩa với việc S-300V4 và S-400 không phát hiện được mục tiêu? Có lẽ thế thật, bởi các dãy núi cao khoảng 600 tới hơn 2000m dọc theo ven biển Syria đã ngăn các đài radar Nga hoạt động hiệu quả.

Nhưng với tên lửa S-300 Syria thì khác. Vị trí trận địa đặt trên vùng núi khá cao, lại nhìn xuống đồng bằng trải dài tới tận Aleppo.

Địa hình ở khu vực này là khá bẳng phẳng, không có nhiều đồi núi để tạo thành những vật cản tự nhiên bịt mắt các loại radar trinh sát rất hiện đại của tên lửa S-300 Syria. Vậy tại sao công cuộc đánh chặn vẫn bất thành?

Nên nhớ, ngoài Thủ đô Damascus và các địa bàn trọng yếu ở phía Nam được ưu tiên bố trí mạng lưới các trận địa tên lửa phòng không dày đặc thì Aleppo cũng như xung quanh khu vực chiến sự Idlib cũng quan trọng không kém vậy mà trong cả 2 lần bị tấn công, phòng không Syria đều bị chọc thủng, hậu quả là rất nghiêm trọng.

Israel giở trò khiến S-400 Nga và S-300 Syria tịt ngòi, thiệt hại nặng: Cảnh báo nóng? - Ảnh 5.

Vị trí cơ sở chế tạo, lắp ráp tên lửa và trận địa S-300 ở Syria.

Israel "giở trò", thay đổi cách đánh?

Trong biên chế không quân Israel hiện nay có 2 loại vũ khí tấn công từ xa, ngoài tầm phòng không của đối phương do họ tự chế tạo là tên lửa hành trình không đối đất Delilah với tầm bắn tối đa 250km và bom lượn MSOV có tầm phóng tối đa 100km.

Những vũ khí này không ăn thua lắm so với phòng không Syria, bởi muốn diệt mục tiêu sâu trong nội địa như ở Aleppo thì buộc phương tiện mang phóng, tức là các chiến đấu cơ Israel vẫn phải bay vào không phận Syria và chúng đối mặt với nguy cơ bị bắn hạ như chiếc F-16 bị tên lửa S-200 hạ gục ngày 10/02/2018.

Nhưng với những chiếc tiêm kích tàng hình F-35I Adir mà Israel mới nhận có thể làm nên chuyện lớn bởi chúng chẳng những khó bị phát hiện mà còn vì chúng được trang bị tên lửa hành trình JASSM do Mỹ chế tạo với tầm bắn 370 km, thậm chí là tới 925 km với phiên bản JASSM-ER.

F-15 và F-16 của Israel được cho là cũng có thể mang phóng loại tên lửa này. Và như vậy, phòng không Syria và kể cả phòng không Nga cũng sẽ bất lực vì rất khó đánh chặn chẳng những tên lửa đang phóng vào mà còn không thể với tới máy bay chiến đấu Israel.

Cao nguyên Golan bị khóa, không phận Li-băng bị khóa, lại không thể bay vòng qua 2 căn cứ đầu não bố trí những tổ hợp phòng không sát thủ của Nga, giờ đây Israel chỉ còn mỗi cửa là bay thấp, luồn xuống phía Nam, Tây Nam Syria, lợi dụng khu vực Al-Tanf do Mỹ chiếm đóng để "móc ngược lên".

Có lẽ trong 2 trận tập kích vừa rồi họ đều tiến hành theo cách này, và về cơ bản đã thành công.

Việc Israel "giở trò" với chiền thuật mới đã khiến phòng không Nga - Syria "việt vị". Xem ra cuộc chiến giữa phòng không Syria (dưới sự hỗ trợ của Nga) với không quân Israel lão luyện sẽ còn tiếp diễn hết sức gay cấn. Chừng nào không có phương án đối phó hữu hiệu, chúng đó các mục tiêu của Quân đội Syria có thể còn tiếp tục bị đe dọa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại