Tàu ngầm KRI Nanggala-402 gặp nạn hồi tháng 4
Việc Indonesia định tăng số lượng tàu ngầm lên 12 chiếc là để đối phó với việc các tàu Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng biển của họ. Bên cạnh đó, Jakarta cũng sẽ số lượng tàu hộ tống.
Indonesia có tổng số 5 tàu ngầm, nhưng vừa mất 1. Nước này đứng thứ ba thế giới về diện tích mặt nước trong vùng đặc quyền kinh tế, nhưng quy mô hạm đội tàu ngầm vẫn quá mỏng so với những nước như Nhật Bản. Nhật xếp thứ sáu thế giới với 20 tàu ngầm.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto cho biết nước này sẽ tăng cường đầu tư mua sắm quốc phòng sau tai nạn tàu ngầm gần đây. Về tàu ngầm, Indonesia đang theo đuổi một thoả thuận hợp tác sản xuất với Hàn Quốc, trong khi Pháp, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ngỏ lời muốn bán tàu cho Jakarta. Còn Nhật Bản đang tìm hiểu khả năng xuất khẩu tàu ngầm cho Indonesia.
Tàu ngầm KRI Nanggala-402 đột ngột biến mất hôm 21/4 trong khi đang diễn tập bắn ngư lôi ở vùng biển ngoài khởi Bali. Tàu ngầm đó do Đức chế tạo vào năm 1977 và được Indonesia mua từ năm 1981. Quân đội Indonesia nói rằng có thể con tàu gặp phải một luồng sóng mạnh dưới biển nên đã mất kiểm soát.
Vụ tai nạn khiến Indonesia cảm thấy cần phải khẩn trương nâng cấp hạm đội tàu ngầm của mình. Sự xâm nhập liên tục của các tàu Trung Quốc trong vùng biển quanh quần đảo Natuna, việc Bắc Kinh thông qua luật mới để cho phép hải cảnh nước này dùng vũ lực với tàu nước ngoài là những lý do khiến Jakarta thấy cần phải tăng cường hoạt động trên biển.
Quảng Cáo
Theo ông Khairul Fahmi, nhà nghiên cứu công tác tại Viện nghiên cứu an ninh và chiến lược Indonesia, nếu số lượng tàu ngầm tăng lên đến mức mong muốn, Indonesia có thể tiến hành giám sát chuyên sâu ở những nơi tàu tuần tra khó tiếp cận, từ đó giảm hiện diện của các tàu nước ngoài quanh quần đảo Natuna.
Trong những năm gần đây, Indonesia đã bàn bạc với Hàn Quốc về vấn đề tàu ngầm và theo đuổi hợp tác kỹ thuật với tập đoàn đóng tàu Daewoo. Trong số 4 tàu ngầm đang hoạt động của Indonesia, 2 tàu được chế tạo ở Hàn Quốc và 1 tàu được sản xuất trong nước bằng công nghệ của Hàn Quốc. Con tàu xấu số KRI Nanggala-402 cũng đã được tân trang ở Hàn Quốc vào năm 2012.
Khi nhập khẩu thiết bị quốc phòng, Indonesia đều yêu cầu chuyển giao công nghệ để nâng cao năng lực kỹ thuật trong nước và tạo việc làm. Hàn Quốc đã đề nghị các điều khoản và giá ưu đãi, nhưng Indonesia chưa thoả mãn với các tàu Hàn Quốc vì vấn đề nguồn điện kết nối với ắc-quy và những vấn đề khác.
Tàu ngầm của Nhật Bản hiện đại hơn, chạy êm hơn và có thời gian hoạt động dưới nước dài hơn, nhưng giá cũng cao hơn các điều kiện chuyển giao công nghệ khó khăn hơn.