Nga có truyền thống rất xuất sắc trong việc đưa những đóng góp trong giúp giảm xung đột ở Trung Đông của nước này để nâng cao tầm vóc toàn cầu của mình. Tuy nhiên, trong sự leo thang căng thẳng ở cuộc xung đột Israel -Palestine những tuần gần đây, Moscow trở nên im lặng một cách bất thường, theo Jamestown Foundation.
Tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Nga đã nhường sáng kiến về một tuyên bố chính thức cho khu vực cho Trung Quốc, Na Uy và Tunisia. Và rõ ràng, Nga đã cố gắng không bày tỏ bất kỳ sự thất vọng nào khi Mỹ phản đối việc thông qua tuyên bố.
Tổng thống Vladimir Putin đã có cuộc trò chuyện với Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres về một loạt vấn đề, bao gồm cả sự gia tăng bạo lực trong và xung quanh Dải Gaza. Trong các cuộc hội đàm này, nhà lãnh đạo Điện Kremlin chỉ giới hạn khiêm tốn bày tỏ mối quan ngại.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga tỏ ra quyết đoán hơn, yêu cầu Israel chấm dứt hoạt động tại các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng và lên án những nỗ lực nhằm thay đổi đặc điểm địa lý, nhân khẩu học và lịch sử cũng như tình trạng của Jerusalem.
Tuy nhiên, lập trường này dường như không mấy được Điện Kremlin đề cao, theo sát. Bởi Ukraine hiện tiếp tục là mối bận tâm chính của Nga.
Các bài bình luận trên các phương tiện truyền thông chính thống của Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng mới nhất ở Trung Đông vẫn rất cân bằng, không có khuynh hướng đổ lỗi cho Israel như thường thấy.
Chỉ có hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt của Israel trong việc chống trả lại hàng trăm tên lửa giá rẻ đang được thảo luận chi tiết.
Khi đề cập đến cuộc xung đột Palestine-Israel, hơn ai hết các nhà bình luận Nga hiểu rõ nhất về vấn đề lợi ích chính trị của Hamas, lực lượng vốn đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng từ Gaza sang Bờ Tây và hạ thấp ảnh hưởng của cả Tổng thống Mahmoud Abbas, cũng như Thủ tướng Israel.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov đang giữ mối quan hệ cởi mở với Hamas, nhưng ông Putin lại hay có những cuộc đàm phán, giao tiếp với Thủ tướng Israel Netanyahu, người mà nhà lãnh đạo Nga đã xây dựng mối quan hệ tốt và 2 người có cuộc điện đàm mới nhất hôm 7/5.
Có lẽ, những cân nhắc về vấn đề chính trị trong nước đã ngăn cản nhà lãnh đạo Nga thẳng thừng từ chối các nhà chức trách Israel.
Thật khó cho ông chủ Điện Kremlin khi đối diện với cuộc điện đàm từ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan. Ông Erdogan đã thẳng thừng đề nghị cùng chung tay giúp sức với Nga bảo vệ người Palestine và chống lại chính sách của Israel.
Những tuyên bố của ông Putin đã không làm cho ông Erdoğan trì hoãn tuyên bố, Nga ủng hộ lập trường của ông và kế hoạch gửi một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế vào khu vực xung đột.
Có thể việc Nga chấp nhận một đề xuất như vậy là điều xa vời, nhưng họ cần sự đồng ý của Thổ Nhĩ Kỳ trong diễn biến ngoại giao phức tạp xung quanh vấn đề cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria và tỉnh Idlib hiện do phiến quân kiểm soát.
Những nỗ lực của Moscow trong việc ổn định chính quyền ông Bashar al-Assad đang gặp khó khăn hơn do thiếu kinh phí cho công cuộc tái thiết sau chiến tranh.
Trong khi đó, các nhà tài trợ quốc tế và cả nhà nước Ả Rập hiện đang chuyển sự chú ý sang hoàn cảnh của người Palestine, do đó làm phức tạp thêm các nỗ lực của Nga trong việc ưu tiên cho vấn đề Syria.
Trong khi đó, giới đồng minh hàng đầu ở Moscow vẫn háo hức thử nghiệm “lằn ranh đỏ” của Mỹ đối với Syria: Gần đây, quân đội Nga tự hào báo cáo về việc đã chặn được một “xe thiết giáp” của Mỹ được cho là đang cố gắng tiến dọc theo đường cao tốc M-4 ở vùng đông bắc al-Hasakah mà không có thông báo phù hợp.
Tình tiết này có thể có ý nghĩa nhỏ, nhưng nó làm sáng tỏ tầm quan trọng cốt lõi mà chính sách Trung Đông của Nga đặt ra đối với các động thái của Mỹ. Nga hẳn sẽ tìm cách tăng cường vai trò hòa giải của mình tại chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh dự kiến giữa Nga và Mỹ tới đây.
Sự im lặng lạ thường của Nga trong xung đột Israel- Palestine có thể mở ra những tranh cãi mới ở các quốc gia khác về vai trò hòa giải của Nga ở Trung Đông.