Nếu bạn đang cân nhắc tìm kiếm cho bản thân một giải pháp để ổn định tài chính trong năm nay, nhưng cảm thấy ý tưởng này quá khó khăn thì chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn. Những gì có vẻ như là một nhiệm vụ không thể vượt qua sẽ trở nên khả thi khi bạn bắt tay vào giải quyết từng nhiệm vụ nhỏ - theo từng tháng một. Hãy để các chuyên gia về tiền bạc của chúng tôi hướng dẫn bạn trong suốt cả năm để có được tình hình tài chính hạnh phúc hơn, lành mạnh hơn!
Tháng 1: Giải quyết nợ lãi cao
Trả lãi cũng giống như việc tiêu tiền mà chẳng được gì. Vì vậy, việc đầu tiên mà bạn cần làm là xử lý các khoản trả nợ. Shannon McLay - người sáng lập và Giám đốc điều hành của Financial Gym ở New York khuyên rằng, đối với mỗi khoản nợ, hãy ghi lại lãi suất, khoản thanh toán hàng tháng tối thiểu và số tiền bạn nợ.
Tiếp theo, hãy thực hiện phương pháp tuyết lở (debt avalanche): Trả số tiền tối thiểu cho tất cả các khoản nợ của bạn mỗi tháng và để dành thêm tiền vào khoản vay có lãi suất cao nhất. Nếu bạn nhận được một khoản tiền bất ngờ, chẳng hạn như tiền thưởng hoặc tiền hoàn thuế, hãy dùng nó để thanh toán khoản nợ có lãi cao hàng đầu đó. Sau khi bạn trả hết, hãy chuyển sang khoản vay có lãi suất cao nhất tiếp theo...
Tháng 2: Chuẩn bị cho một mùa thuế suôn sẻ hơn
Tháng này, khi các tài liệu thuế được gửi đến, Lisa Greene-Lewis - CPA và chuyên gia về thuế của TurboTax đưa ra lời đề nghị bạn hãy lưu trữ chúng trong một thư mục cùng với các loại biên lai để tính các chi phí được khấu trừ.
Tiếp theo, hãy nghĩ về năm trước. Ghi lại bất kỳ khoảnh khắc quan trọng nào trong cuộc đời có thể ảnh hưởng đến thuế của bạn, như mua nhà hoặc mất việc.
Cuối cùng, nghe có vẻ cơ bản nhưng hãy kiểm tra kỹ tất cả thông tin cá nhân mà bạn nhập vào biểu mẫu thuế hoặc cung cấp cho kế toán của bạn. Một trong những lỗi nộp hồ sơ phổ biến nhất là nhập sai số An sinh xã hội của vợ/chồng hoặc con cái và những con số này rất quan trọng để nhận được các lợi ích về thuế có giá trị và được hoàn trả kịp thời.
Tháng 3: Xây dựng khoản tiết kiệm khẩn cấp
Nhiều người trong chúng ta thường không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể sẵn sàng đối mặt với những việc xảy ra ngoài ý muốn. Đó là lý do tại sao việc tạo ra một quỹ khẩn cấp lại quan trọng đến vậy. Suze Orman - người dẫn chương trình podcast Phụ nữ và Tiền bạc, cho biết: “Mục đích của tiền là mang lại cảm giác an tòan. Mục tiêu là tiết kiệm được chi phí sinh hoạt trong 8 tháng".
Mặc dù điều đó có vẻ là không thể, nhưng điều đó sẽ không xảy ra nếu bạn tự mình điều chỉnh tốc độ. Orman khuyên nên tiết kiệm tiền trong vòng 12 đến 64 tháng. Cô nói: “Hãy tuân thủ một kế hoạch giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn một chút so với những gì bạn cảm thấy dễ dàng. Thiết lập tiền gửi tự động ngay từ tiền lương của bạn vào một tài khoản có lãi suất và đặt tên nó là 'Hãy tự cứu mình'. Đó là cách bạn nên làm để có thể tiết kiệm nhiều hơn mỗi tháng".
Các chuyên gia cho biết việc cá nhân hóa một tài khoản với một cái tên thể hiện mục đích của nó sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục tiết kiệm. Nếu bạn đã sử dụng hết khoản tiết kiệm khẩn cấp của mình vào năm ngoái nhưng năm nay tình hình tài chính tốt hơn, hãy tập trung vào việc bổ sung các khoản tiết kiệm đó.
Tháng 4: Thu dọn hồ sơ tài chính
Chắc chắn, sự vô tổ chức có thể khiến bạn mất thời gian, nhưng nó cũng có thể khiến bạn tốn tiền, chẳng hạn như nếu bạn phải thay thế một tài liệu gốc (chẳng hạn như quyền sở hữu chiếc ô tô của bạn). Julie Morgenstern - tác giả cuốn sách Time Management from the Inside Out (Tất cả những điều cần biết về quản lý thời gian), khuyên bạn nên thu thập các giấy tờ quan trọng, sắp xếp chúng theo phân loại cụ thể và ngày tháng, rồi cất chúng trong hộp tài liệu gần nơi bạn thanh toán hóa đơn.
Cô lưu ý: “Việc tìm và lưu trữ thông tin sẽ dễ dàng hơn khi bạn sử dụng nó".
Tiếp theo, hãy nghĩ về thông tin bạn đang liên tục tìm kiếm, quét các tài liệu liên quan rồi lưu chúng vào một tệp kỹ thuật số.
Tháng 5: Tối đa hóa khoản đầu tư của bạn
Khi không còn căng thẳng về thuế và thậm chí có thể sử dụng một ít tiền hoàn thuế, hãy chuyển sự chú ý sang tài khoản hưu trí của bạn với mục tiêu đóng góp 15% thu nhập của bạn.
Katie Taylor - Phó Chủ tịch lập kế hoạch và tham gia tại quỹ đầu tư Fidelity cho biết: “Kế hoạch xây dựng quỹ hưu trí - 401(k) của bạn có thể có một công cụ trực tuyến có thể giúp bạn sắp xếp lại số dư của mình theo cách phù hợp với bạn, dựa trên độ tuổi của bạn và thời điểm bạn dự định nghỉ hưu”.
Tháng 6: Kiếm nhiều tiền hơn từ khoản tiết kiệm của bạn
Ngày nay, nhiều người gần như bỏ hẳn thói quen tích trữ tiền mặt, nhưng việc cất tiền vào tài khoản mà hầu như không kiếm được lãi cũng không tốt hơn nhiều. Hãy coi đây là tháng bạn tính toán số tiền mà tài khoản tiết kiệm của bạn mang lại mỗi năm. Với suy nghĩ đó, hãy xem xét các tài khoản có phí thấp, lãi suất cao được cung cấp bởi các ngân hàng trực tuyến và gửi tiền của bạn vào một tài khoản có lãi suất cao nhất.
Tháng 7: Kiểm tra báo cáo tín dụng của bạn
Sẽ dễ dàng hơn để đảm bảo khoản vay cho một món hàng lớn, như ô tô hoặc nhà, khi bạn có lịch sử tín dụng tốt.
McLay nói: “Thay vì nhận tất cả chúng cùng một lúc, hãy yêu cầu một báo cáo 4 tháng một lần để theo dõi mọi việc trong suốt cả năm”.
Đọc lịch sử thanh toán một cách cẩn thận để đảm bảo mọi thứ chính xác và báo cáo tất cả hoạt động có chi phí ẩn mà bạn không nhận ra hoặc thường bỏ qua. Nếu nhận thấy hoạt động đáng ngờ tái diễn, bạn có thể muốn "đóng băng" thẻ tín dụng của mình.
Tháng 8: Tiết kiệm chi phí học tập
Hãy tìm cách tái sử dụng các món đồ liên quan đến học tập. Bởi vì con bạn có thể không thật sự cần nhiều đồ mới đến thế!,
Kelsey Sheehy - chuyên gia tài chính cá nhân tại NerdWallet cho biết: "Cô cũng đề nghị hợp tác với các phụ huynh khác để mua đồ dùng với số lượng lớn".
Hãy mua cùng các phụ huynh khác. Mua hàng với số lượng lớn sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều hơn.
Tháng 9: Ưu tiên hồ sơ lập kế hoạch trước
Orman, người đã phát triển Bộ Di chúc & Tin cậy trực tuyến cùng với luật sư của mình cho biết: “Mọi người không thích nghĩ về cái chết. Mọi người đều cho rằng họ chỉ cần di chúc, nhưng điều đó chỉ cho biết tài sản của bạn sẽ đi đâu khi bạn qua đời”.
Bạn cũng cần một quỹ tín thác có thể hủy bỏ với điều khoản về tình trạng mất năng lực (chỉ định ai đó sẽ xử lý một số tài sản nhất định cho bạn nếu bạn không thể); chỉ dẫn trước (trong đó nêu rõ bạn muốn được chăm sóc y tế gì trong trường hợp khẩn cấp); giấy ủy quyền lâu dài về chăm sóc sức khỏe (trong đó nêu tên một người đáng tin cậy để đưa ra quyết định y tế cho bạn); và giấy ủy quyền tài chính lâu dài (chỉ định người nào đó đưa ra quyết định tài chính cho bạn). Khi bạn đã có sẵn những tài liệu này, hãy tổ chức một cuộc họp gia đình để thông báo cho những người thân yêu về kế hoạch của bạn.
Tháng 10: Cắt bớt hóa đơn và đăng ký
Bạn có tài khoản Spotify, chồng bạn và con bạn cũng thế. Vậy thì hãy loại bỏ các khoản dư thừa và thanh toán định kỳ cũng giống như tìm kiếm tiền miễn phí! In báo cáo ngân hàng vài tháng và đánh dấu các khoản thanh toán thường xuyên của bạn hoặc sử dụng một ứng dụng để chia nhỏ chi tiêu cho bạn.
McLay nói thêm, đối với dịch vụ cáp, điện thoại di động và internet, hãy xem xét các gói giới thiệu mà đối thủ cạnh tranh đưa ra và yêu cầu nhà cung cấp của bạn đưa ra gói thấp nhất.
Tháng 11: Cắt giảm chi phí y tế
Tạo một tập hồ sơ cho các biểu mẫu y tế của bạn. Điều này có thể giúp bạn tránh được việc xét nghiệm chẩn đoán tốn kém.
McClanahan nói: "Hãy hỏi một loại thuốc sẽ có giá bao nhiêu nếu bạn thanh toán mà không thông qua bảo hiểm và bạn có thể nhận được mức giá thấp hơn. Đồng thời nhớ sử dụng hết quỹ tài khoản chi tiêu linh hoạt , thường hết hạn vào ngày 31/12. Nếu bạn không chắc chắn những gì được bảo hiểm hỗ trợ, hãy hỏi người tư vấn hoặc tìm hiểu thông qua internet để biết rõ các sản phẩm đủ điều kiện".
Tháng 12: Trò chuyện về tiền bạc
Cameron Huddleston - một nhà báo tài chính cá nhân cho biết, hãy phá bỏ điều cấm kỵ bằng cách tổ chức một cuộc kiểm tra nhanh hàng tuần với đối tác của bạn.
Kathleen Burns Kingsbury - chuyên gia tâm lý học giàu có và người dẫn chương trình podcast Breaking Money Silence cho biết, một cuộc thảo luận về những gì bạn đánh giá cao nhất có thể giúp bạn đạt được cùng quan điểm và tạo ra các mục tiêu tài chính chung.
Tiếp theo, hãy xem chi tiêu của bạn trong 1 hoặc 2 tháng qua và xem liệu nó có phù hợp với giá trị của bạn hay không. Ví dụ: nếu thời gian chất lượng dành cho gia đình là quan trọng đối với bạn nhưng phần lớn số tiền bạn kiếm được lại dành cho vật chất, bạn có thể sẽ muốn đánh giá lại ngân sách của mình.
Nguồn: realsimple