Hỏi xoáy đáp xoay: Apple biết gì và không biết gì về bạn?

Vũ Tuấn Anh |

Apple luôn tự nhận mình là một công ty quan tâm đến vấn đề bảo mật và riêng tư cho người dùng.

Apple tự nhận mình là một công ty quan tâm đến tính riêng tư và bảo mật của người dùng và thực tế hãng này thu thập ít thông tin về người dùng hơn so với đối thủ. Dù vậy, một nghiên cứu mới đây của Axios vẫn cho thấy những gì Apple biết và không biết về bạn.

Apple sử dụng hai cách tiếp cận để bảo vệ thông tin người dùng. Đầu tiên, Apple đặt mục tiêu thu thập càng ít thông tin càng tốt. Mỗi khi có thể, hãng này xử lý thông tin quan trọng ngay trên thiết bị, vì thế thông tin không được chuyển tới máy chủ Apple. Thứ hai, Apple mã hoá thông tin theo tiêu chuẩn.

Hỏi xoáy đáp xoay: Apple biết gì và không biết gì về bạn? - Ảnh 1.

Xử lý trên thiết bị

Dữ liệu khuôn mặt và dấu vân tay: Apple sử dụng tính năng Secure Enclave để lưu trữ những dữ liệu nhạy cảm nhất của người dùng: khuôn mặt và dấu vân tay. Những dữ liệu này thực tế là cửa ngõ để truy cập mọi thông tin khác của bạn, vì thế Apple không chỉ lưu trữ chúng ngay trên thiết bị mà còn lưu trên một con chip không thể được truy cập trực tiếp ngay cả bằng iOS. Tất cả những gì iOS có thể làm là yêu cầu Secure Enclave xác thực có hoặc không.

Hình ảnh: Tính năng nhận diện khuôn mặt trên ứng dụng Photos của Mac và iOS cũng được thực hiện ngay trên thiết bị chứ không phải máy chủ của Apple.

Maps: Những địa điểm được người dùng lưu lại được lưu trữ ngay trên thiết bị và tất cả các thông tin về địa điểm được gửi tới máy chủ Apple đều được lưu với một định danh riêng và nặc danh chứ không phải Apple ID của bạn.

Apple Pay: Apple không lưu các thông tin về lịch sử giao dịch trừ những giao dịch từ Apple.

Mã hoá từ đầu tới cuối

Messages và FaceTime: Cả hai đều được sử dụng mã hoá từ đầu tới cuối.

Điều này có nghĩa là Apple không có khả năng can thiệp vào hoạt động liên lạc của bạn, ngay cả khi nhận được lệnh từ toà án.

Hỏi xoáy đáp xoay: Apple biết gì và không biết gì về bạn? - Ảnh 3.

Mã hoá, nhưng Apple có “chìa khoá”

Sao lưu iCloud: Sao lưu iCloud hiện tại là điểm yếu lớn nhất của Apple. Sao lưu iCloud chứa một bản sao lưu của tất cả các dữ liệu được chứa trên thiết bị và mặc dù được mã hoá, Apple có chìa khoá mở chúng. Điều này có nghĩa là Apple có thể tiết lộ dữ liệu khi được yêu cầu và dữ liệu cũng có thể bị “xem trộm” bởi các nhân viên láu cá.

Siri: Các câu lệnh cho Siri cũng được mã hoá nhưng Apple cần mở khoá nó để xử lý. Chũng cũng đều được lưu với một định danh riêng và nặc danh chứ không phải Apple ID của bạn.

Email: Email cũng được mã hoá khi cả đều gửi và nhận đều hỗ trợ mã hoá TLS. Thế nhưng, Apple cũng có chìa khoá.

Bookmark trên Safari: Chúng cũng được mã hoá nhưng Apple có khả năng mở chúng. Dù vậy, mã hoá từ đầu tới cuối cho tất cả các trình duyệt sẽ được áp dụng từ iOS 13 và macOS Catalina. Vì thế, Apple cũng không còn quyền truy cập.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại