Hỏi người phụ nữ: "Phân có thối không?", thiền sư khiến cho đối phương bỏ hẳn được thói than vãn kể khổ

Khánh An |

Màn hỏi đáp rất thẳng thắn của thiền sư và người phụ nữ đã giúp cho cô ta chữa dứt điểm căn bệnh than vãn kể khổ khó bỏ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Phân có thối hay không?

Một người phụ nữ thao thao bất tuyệt kể về nỗi khổ của mình, không có ý định dừng lại.

Thiền sư ngắt lời cô ta và nói: Cô có nhiều nỗi khổ thật đấy!

Người phụ nữ: Người khác kể khổ nhiều nhất chỉ cần ba ngày ba đêm, tôi kể khổ phải cần 3 năm!

Thiền sư: Vậy đó là nỗi khổ của khoảng thời gian nào?

Người phụ nữ: Là của vài năm trước ạ.

Thiền sư: Đó không phải là quá khứ rồi sao? Tại sao cô lại cứ nắm mãi không buông vậy? Phân cô đi đại tiện có thối hay không?

Người phụ nữ: Đương nhiên là rất thối rồi ạ!

Thiền sư: Vậy hiện tại phân ở đâu rồi?

Người phụ nữ: Đại tiện xong thì xả trôi luôn rồi ạ.

Thiền sư: Vậy tại sao cô không gói nó lại rồi mang bên người? Khi gặp người khác thì mang ra nói với họ rằng thứ này rất thối?

Người phụ nữ: Thưa thầy vậy thì khiếp quá!

Hỏi người phụ nữ: Phân có thối không?, thiền sư khiến cho đối phương bỏ hẳn được thói than vãn kể khổ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Thiền sư: Đúng vậy! Nỗi khổ mà cô đang nói đến cũng giống như thứ phân kia vậy, nó đã là quá khứ rồi. Nhớ lại nó và kể khổ cũng giống như việc mang phân ra khoe khoang với người khác, vừa ảnh hưởng đến mình vừa ảnh hưởng đến người xung quanh! Cô đã hiểu chưa?

Người phụ nữ: Thưa thầy con hiểu rồi ạ.

Thiền sư: Vậy sau này cô còn muốn kể khổ nữa không?

Người phụ nữ: Con sẽ không kể khổ nữa ạ.

Thiền sư: Cô hãy nhớ kỹ rằng, càng kể khổ cô sẽ càng khổ, càng than phiền cô sẽ càng u sầu.

Người phụ nữ: Vâng ạ!

Lời bình

Vấn đề của những người hay than vãn chính là không thể điều chỉnh tâm trạng và thái độ của bản thân. 

Việc bạn gặp phải khó khăn khổ sở đã qua từ lâu, nếu bạn vẫn là bạn của trước đây, bạn vẫn sẽ phải chịu đựng nỗi khổ như thế. Trạng thái của bạn sẽ quyết định bạn có khổ hay không.

Hỏi người phụ nữ: Phân có thối không?, thiền sư khiến cho đối phương bỏ hẳn được thói than vãn kể khổ - Ảnh 4.

Sự rèn luyện của tâm hồn

Có một nghiên cứu sinh nọ đến thăm thiền sư, anh chàng cảm thấy vô cùng khó hiểu nên đã hỏi thiền sư rằng: "Tại sao có rất nhiều người muốn quỳ bái thầy khi họ nhìn thấy thầy vậy ạ? Có phải họ mê tín quá không? Con chưa từng quỳ lạy bất cứ ai, con chỉ quỳ lạy chính bản thân tôi mà thôi!

Thiền sư: Nhất định là cậu từng chơi bóng rổ, cầu lông hoặc bóng bàn rồi đúng không?

Nghiên cứu sinh: Vâng, con từng chơi rồi ạ!

Thiền sư: Vậy tôi muốn hỏi cậu đánh bóng rổ để làm gì? Nếu không đánh thì bóng rổ sẽ khó chịu à? Hơn nữa nhiều người như vậy đánh một quả bóng, có phải là vì muốn quả bóng rổ sớm bị đánh hỏng không?

Nghiên cứu sinh: Không phải ạ, đánh bóng rổ là để giải trí rèn luyện sức khỏe thôi ạ.

Thiền sư: Các cậu vẫn có thể tập thể dục giống như chơi bóng rổ nhưng không cần bóng rổ được mà!

Nghiên cứu sinh: Như vậy thì vô vị lắm. Hơn nữa người khác mà nhìn thấy như thế sẽ cho rằng chúng con bị điên ấy!

Thiền sư: Nói hay lắm! Bóng rổ chỉ là một công cụ, là công cụ để rèn luyện và tiêu khiển. Vậy thì, cơ thể cần phải rèn luyện còn tâm hồn không cần phải rèn luyện ư?

Hỏi người phụ nữ: Phân có thối không?, thiền sư khiến cho đối phương bỏ hẳn được thói than vãn kể khổ - Ảnh 6.

Ảnh minh họa.

Nghiên cứu sinh: Theo lý mà nói thì cũng phải rèn luyện ạ. Nhưng tâm hồn thì nên rèn luyện như thế nào ạ?

Thiền sư: Khi con người đang tôn thờ thì đầu rạp xuống đất, biểu hiện của sự khiêm nhường, phục tùng, sám hối, cầu xin sự giúp đỡ, cảm ơn và chấp nhận. Đồng thời họ cũng hòa tâm hồn của chính mình và liên kết với người được tôn thờ. Đây chính là sự rèn luyện của tâm hồn.

Người khác bái lạy tôi, tôi cũng là một công cụ, cũng giống như quả bóng rổ vậy, để người khác đánh qua đánh lại. Chỉ có điều tôi không phải là một quả bóng rổ thật, mà là một quả bóng rổ trừu tượng.

Giống như vậy, cúng tổ tiên để thể hiện lòng hiếu thảo của bản thân mình, dùng tâm hồn để thừa hưởng nguồn năng lượng được tổ tiên tích lũy lại;

Cúng Thổ địa là để tỏ lòng cảm ơn và trân trọng đất đai, chúng ta sinh sống ở trên mặt đất, mặt đất mang lại cho chúng ta rất nhiều đồ vật và thức ăn, nhưng thứ chúng ta trả lại chỉ toàn là rác;

Cúng Long vương là để thể hiện lòng trân trọng và cảm ơn nước, bởi vì trong cơ thể con người nước chiếm 70-80%…

Người Á Đông có kiến thức rất sâu sắc về việc thờ cúng, trong đó chứa đựng sự thông thái vô cùng tuyệt vời.

Hỏi người phụ nữ: Phân có thối không?, thiền sư khiến cho đối phương bỏ hẳn được thói than vãn kể khổ - Ảnh 8.

Rèn luyện tâm hồn là cách để chúng ta sống vui vẻ hạnh phúc mỗi ngày. Ảnh minh họa.

Lúc thành kính cúng bái, người cúng bái và người được cúng bái là một chỉnh thể. Có một số người không hiểu nên đã phỉ báng nó, đó là bởi vì họ chưa thực hành và trải nghiệm nó bằng trái tim.

Nghiên cứu sinh: Lời thầy dạy thật sâu sắc, mong thầy bỏ quá cho! Xin thầy nhận của tôi ba lạy ạ!

Thiền sư hỏi rằng: Cậu đã cảm nhận được sự kỳ diệu của việc rèn luyện tâm hồn chưa?

Nghiên cứu sinh: Rồi ạ! Nó thật vĩ đại!

Lời bình

Mọi người đều biết rằng cần phải rèn luyện sức khỏe, nhưng họ lại không biết rằng tâm hồn cũng cần được rèn luyện. Thật ra, sùng bái cũng là một cách để rèn luyện tâm hồn.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại