Bé hai tuổi nhà tôi hăm hở kéo gấu quần tôi, đòi tôi đi cùng bé vào ga ra nơi bé để bộ trống đồ chơi. Lúc này bạn bè tôi đang tới thăm nhà.
Trong lúc mọi người vui vẻ trò chuyện thì tôi lại cảm thấy mệt mỏi khi phải trông nom bé, để bé chơi vui vẻ mà im lặng.
Nhưng chồng tôi hoàn toàn ngược lại, anh từ chối tất cả những lời vòi vĩnh của bé, điều đó khiến tôi vô cùng khó chịu.
Tôi cảm thấy mình không nhận được sự cảm thông chia sẻ nào từ anh mà phải một mình gánh vác trách nhiệm làm cha mẹ.
Chúng tôi đã nói chuyện thẳng thắn với nhau. Anh nói rằng anh không đùn đẩy mọi công việc cho tôi mà đơn giản chỉ là phương thức giáo dục của chúng tôi khác nhau.
Anh giải thích: “Em luôn chiều theo ý con để làm bé vui nhưng anh sẽ nói ‘không’ nếu anh cảm thấy không cần thiết.
Anh không hy vọng khi anh từ chối bé thì em sẽ đáp ứng để dỗ dành con. Đôi khi con cần phải hiểu không phải mình muốn thứ gì cũng được. Anh nghĩ em cũng nên học cách nói ‘không’”.
Kể từ đó, tôi thử dạy con theo cách anh nói. Và tôi nhận ra rằng anh chồng lười của tôi hóa ra lại là một phụ huynh xuất sắc.
Em luôn chiều theo ý con để làm bé vui nhưng anh sẽ nói ‘không’ nếu anh cảm thấy không cần thiết.
Lần trước, bé Javin 4 tuổi nhà tôi cố gắng lục lọi trong ga ra để tìm kiếm thứ gì đó trong khi chúng tôi đang ngồi ngay ngoài cửa.
Bé rất bực bội vì thứ mình cần bị kẹt bên trong mà không sao lấy ra được, vì thế bé bắt đầu cáu kỉnh và vùng vằng, quăng ném đồ đạc xung quanh. Hành vi đó tỏ rõ bé đang muốn được giúp đỡ nhưng không phải hành động thích hợp.
Chồng tôi gọi Javin lại và nói: “Nếu con cần giúp đỡ thì con phải lên tiếng trước.”
Tất nhiên chúng tôi có thể giúp bé một cách dễ dàng nhưng anh ấy lại dạy cho con một bài học quan trọng: Người khác sẽ không giúp đỡ con chỉ vì trông con có vẻ như đang gặp khó khăn đâu. Nếu con cần gì thì con phải hỏi.
Và Javin đã nói: “Bố giúp con nhé”. Chồng tôi liền đứng dậy và theo bé vào ga ra. Tất nhiên giúp đỡ con cái là bổn phận của cha mẹ, nhưng anh đã ngồi yên để dạy bé cách truyền đạt mong muốn của mình.
2. Đôi khi nên học cách làm ngơ
Tuần trước, bé Javin ngồi vắt vẻo trên mui xe, và bé Asher 2 tuổi của chúng tôi rất muốn lên ngồi cùng. Bé nũng nịu đòi tôi bế lên. Chồng tôi nói: “Con có thể tự làm được, con đã từng tự mình trèo lên rồi.”
Dù đã cố làm ngơ nhưng tôi vẫn không kiềm chế được, bế bé lên xe. Bé lại tự động trèo xuống và muốn tôi bế lên hết lần này đến lần khác.
Cho tới lúc tôi vào trong nhà làm một vài công việc, khi trở ra, chồng tôi chỉ về phía Asher, bé đã tự giải quyết được vấn đề của mình.
Bé kéo một cái ghế nhỏ đến và tự mình leo lên mui xe. Hành động của chồng tôi chứng minh rằng chúng ta nên đặt niềm tin và con cái và khuyến khích tính tự lập của trẻ.
3. Không dỗ dành bé khi bé cáu giận
Một ngày nọ, Javin chơi trò gấp giấy một mình. Nhưng bé rất bực bội vì không thể gấp thành hình dáng mình muốn. Bé bắt đầu xe giấy và la hét.
Sau khi quá mệt mỏi và thất vọng, bé ngồi xuống và khóc thật to. Lúc này bé đang cáu giận, nhưng chúng tôi không làm gì, chỉ ngồi bên cạnh bé.
Bằng cách để bé tự mình vượt qua những cảm xúc tiêu cực, bé sẽ học đươc tính kiên nhẫn, sự điềm đạm và khả năng lãnh đạo trong tương lai.
Chúng tôi không dỗ bé nín khóc hay tỏ ra khó chịu về hành động của bé. Chúng tôi cũng không lập tức giúp bé giải quyết vấn đề.
Chúng tôi để Javin thoải mái khóc và bộc lộ cảm xúc của mình trong không gian riêng tư, chính là ngôi nhà.
Sau khi bé bình tĩnh trở lại, chồng tôi đặt bé ngồi vào lòng. Thay vì đối mặt và chỉ trích, bé lại được an ủi trong vòng tay của bố. Anh giảng giải cho bé cách giải quyết vấn đề rồi sau đó nhắc bé đi ngủ.
Lúc trước, tôi luôn tìm cách dỗ dành mỗi khi con khóc hay cáu giận. Tôi muốn ở cạnh con, an ủi con và giúp đỡ khi con cần.
Nhưng chồng tôi nhắc nhở: “Con cần tự mình trải qua cơn thịnh nộ trước đã.” Và bằng kinh nghiệm, tôi nhận ra anh nói đúng bởi nói chuyện khi con đang cáu giận sẽ khiến bé giận lây cả tôi và không nghe những gì tôi nói nữa.
Bằng cách để bé tự mình vượt qua những cảm xúc tiêu cực, bé sẽ học đươc tính kiên nhẫn, sự điềm đạm và khả năng lãnh đạo trong tương lai.
4. Nên tận dụng thời gian khi bé ngủ
Một lần nọ, khi hai bé nhà tôi đang ngủ, tôi nhắn tin tán gẫu với chồng. Anh chế giễu: “Em không nên lãng phí thời gian quý báu vào việc này.” Từ đó, tôi tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi khi bé ngủ để làm việc nhà, chuẩn bị bữa ăn, sau đó nghỉ ngơi.
Chồng tôi sẵn sàng từ chối thẳng thừng những yêu cầu của con.
Giờ đây tôi không khó chịu khi chồng giành thời gian cho những thú vui của riêng mình nữa bởi tôi cũng làm như vậy. Bé lớn nhà tôi sắp tới tuổi đến trường và bé nhỏ đã biết đi.
Khi bé em ngủ và bé anh xem ti vi, tôi nói với các bé đừng làm phiền bởi tôi đang làm việc. Thực tế, tôi nằm dài trên giường như một bà hoàng và lướt web tán gẫu. Ai nói một bà mẹ bỉm sữa thì không thể hưởng thụ.
5. Học cách nói không
Một ngày, Javin thò tay vào ngăn kéo tủ bếp và lấy ra một chiếc mở nắp rượu. Bé tò mò về những con dao cất bên trong và hỏi tôi có thể lấy ra xem không. Bé hứa sẽ không chạm vào lưỡi dao và đảm bảo với tôi rằng sẽ thật cẩn thận.
Bất kể bé có thề thốt như thế nào thì câu trả lời vẫn là không. Nhưng tôi không nỡ phản ứng gay gắt với bé mà trì hoãn bằng cách nói: “Để mẹ hỏi bố đã. Những thứ này rất nguy hiểm. Cứ để nó trong ngăn tủ, nếu bố đồng ý, mẹ sẽ cho con mượn.”
Chồng tôi đang ở gần đó, nhìn sang tôi và nói: “Không. Cứ nói với con anh bảo không là không. Em cũng nên học cách làm như vậy. Anh không sẵn sàng từ chối thẳng thừng yêu cầu của con.”
Tôi đã từng rất lúng túng trong việc cư xử với trẻ, nhưng giờ đây, mỗi khi đối mặt với vấn đề nào, tôi thường nghĩ “chồng tôi sẽ làm gì”, và lập tức tìm ra cách giải quyết.
Amanda Elder có hai con trai, cô dành toàn bộ thời gian cho việc ở nhà chăm con. Gia đình cô sinh sống tại Orlando (Mỹ). Ngoài chăm sóc con cái, cô cũng viết bài cộng tác cho các trang ScaryMommy, YourTango, BonBon Break, Mamalode...