Học ngay 3 cách nói TỪ CHỐI nơi công sở, đừng để lòng tốt lại trở thành điểm yếu bị lợi dụng

CÔ CHANG |

Hãy mạnh dạn nói lời từ chối khi bạn không sẵn sàng giúp đỡ.

Trong công việc, đồng nghiệp giúp đỡ nhau là chuyện tương đối bình thường, nhưng cũng không thể tránh khỏi việc chúng ta gặp phải một số người thiếu tự giác, không có lòng biết ơn, yêu cầu giúp hết lần này đến lần khác. Trong nhiều trường hợp, sự giúp đỡ của mình sẽ khiến đối phương trở nên chây lười, khiến họ cảm thấy rằng được giúp đỡ là điều đương nhiên, thậm chí là chính đáng.

Một người bạn của tôi cũng từng phải chịu cảnh tương tự. Lúc cô ấy còn là nhân viên mới, vì là người mới nên cô ấy chủ động làm việc, giúp đồng nghiệp lấy tài liệu, gửi tài liệu, chuyển phát nhanh, làm việc vặt... Về cơ bản, cô ấy đáp ứng tất cả các yêu cầu và chưa từng nói lời từ chối. Sau một thời gian dài, nhiều đồng nghiệp sẽ thúc ép cô ấy làm những việc họ không muốn và ngại phiền phức. Do đó, khối lượng công việc của cô ấy tăng lên rất nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cá nhân, dẫn đến vấn đề chất lượng và tiến độ công việc của cô ấy bị lãnh đạo phê bình.

Bạn có nghĩ rằng vấn đề đã kết thúc ở đây? Liệu đồng nghiệp có chủ động hiểu việc cô ấy bị quở trách là do bản thân mình đã yêu cầu giúp đỡ quá nhiều hay không? Tất nhiên, sự chậm trễ của cô bạn ấy đã kéo thêm công việc của vị đồng nghiệp kia chậm trễ không kém. Cô ấy lại bị đồng nghiệp nói xấu sau lưng.

Học ngay 3 cách nói TỪ CHỐI nơi công sở, đừng để lòng tốt lại trở thành điểm yếu bị lợi dụng - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Đây là thực tế, khi có thói quen đối tốt với người khác thì sẽ không ai đánh giá cao thái độ hay kết quả của bạn nữa. Bạn phải học cách từ chối, nếu không những điều như vậy sẽ lặp đi lặp lại trong công việc của bạn cho đến khi bạn bị choáng váng, dẫn đến quyết định muốn nghỉ việc.

Nhưng, vì bạn không thể từ chối một cách mạnh mẽ được, điều này chắc chắn sẽ làm mất lòng đối phương và dẫn đến nhiều diễn biến không đáng có. Vì vậy, bạn nên từ chối đối phương như thế nào một cách khéo léo mà không khiến đối phương mang lòng thù hận? Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ ba phương pháp:

1. Hãy sử dụng những "tấm lá chắn"

Ưu điểm tốt nhất của các tấm lá chắn là nó không chỉ bảo vệ đối phương khỏi bị tổn hại, mà còn không gây ra sự bất mãn từ đối phương, bởi vì bạn có thể xuất hiện như một nạn nhân.

Ví dụ, khi đồng nghiệp nhờ bạn giúp, bạn có thể lấy người lãnh đạo làm lá chắn: Đồng nghiệp nhờ bạn làm giúp một ít giấy tờ, bạn có thể trả lời như sau: “Oái, xin lỗi, thật sự là không thể rồi. Tôi vẫn chưa giải quyết xong vấn đề mà sếp giao. Tôi đang rất tuyệt vọng. Vấn đề này còn quan trọng hơn. Nếu tôi làm không tốt, tôi sẽ bị sếp phê bình.”

Học ngay 3 cách nói TỪ CHỐI nơi công sở, đừng để lòng tốt lại trở thành điểm yếu bị lợi dụng - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Cách thể hiện này cho đối phương biết rằng bạn đang rất bận và đang hoàn thành công việc quan trọng mà lãnh đạo giao. Mặt khác là tạo bước tiến cho cả hai bên, không phải họ không muốn giúp mà là không có cách nào. Bằng cách này, chắc chắn đối phương cũng sẽ rút lui.

2. Kéo dài thời gian thực hiện yêu cầu của đối phương

Đôi khi, dù bản thân đã thể hiện sự từ chối một cách uyển chuyển nhưng chắc chắn sẽ có một số người "mặt dày". Trong trường hợp này, bạn phải học cách kéo dài thời gian. Đầu tiên, hãy bày tỏ quan điểm bạn không có thời gian, sau đó nói rằng nếu bạn muốn giúp đỡ thì sẽ phải đợi lâu hơn nữa mới có thể nhận làm công việc này.

Tiếp theo, bạn có thể tự làm những việc của mình một cách bình thường, khi bên kia đến tìm bạn có thể nói với giọng rất ngượng ngùng: "Ồ, mọi việc vẫn chưa kết thúc, bạn phải đợi một lát, công việc của tôi quá bận."

Học ngay 3 cách nói TỪ CHỐI nơi công sở, đừng để lòng tốt lại trở thành điểm yếu bị lợi dụng - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Trên thực tế, những người vẫn yêu cầu bạn giúp đỡ ở cấp độ này đã là không biết xấu hổ rồi, vì vậy bạn có thể trì hoãn thêm vài lần trước khi giúp đỡ. Nếu còn thời gian nữa thì cứ trì hoãn một chút, sau khi làm được vài lần thì bên kia sẽ không tìm bạn nữa.

3. Thường xuyên tìm kiếm sự giúp đỡ lẫn nhau

Có một câu là "có đi có lại", tức là đã giúp thì nên có đôi bên, không phải đơn phương cho đi. Vì vậy, khi đối phương thường nhờ bạn giúp đỡ, nếu bạn lúng túng, không thể từ chối, thì bạn có thể đáp lại bằng cách nhờ đối phương giúp đỡ.

Học ngay 3 cách nói TỪ CHỐI nơi công sở, đừng để lòng tốt lại trở thành điểm yếu bị lợi dụng - Ảnh 5.

(Ảnh minh hoạ)

Bạn phải biết rằng những người thường thích gây rắc rối cho người khác thường lười biếng và ích kỷ, không muốn giúp đỡ người khác. Nếu bạn tìm đến anh ta để được giúp đỡ, bạn không chỉ nhìn thấy anh ta là người như thế nào mà còn có thể tìm ra lý do để thuyết phục bản thân để không giúp đỡ họ nữa. Có thể nói là phục vụ cho nhiều mục đích. Đồng thời, nếu thường xuyên bị từ chối, anh ta sẽ cảm thấy xấu hổ khi không làm mà vẫn đòi có ăn.

Ở nơi làm việc, giúp đỡ không phải là nghĩa vụ. Hãy giúp đỡ những người đáng được giúp đỡ và đừng để lòng tốt trở thành điểm yếu để người khác lợi dụng!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại