Hổ mang phun nọc Mozambique "độc đấu" mặt người: Kích hoạt cơ chế phòng vệ lớp 1, kết quả ra sao?

Trang Ly |

Hổ mang phun nọc Mozambique sở hữu cơ chế phòng vệ 2 lớp rất đáng kinh ngạc.

Rắn hổ mang phun nọc Mozambique là một loài rắn trong họ Rắn hổ, có tên khoa học là Naja mossambica. Đây là một loài rắn hổ mang phun nọc độc cực mạnh có nguồn gốc từ châu Phi. Loài này chủ yếu được tìm thấy ở Angola, Botswana, Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Tanzania, Zambia và Zimbabwe.

Sinh vật này là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất ở châu Phi. Nọc độc của nó độc ngang với rắn đuôi chuông Mojave của Mỹ, vốn được coi là loài rắn đuôi chuông độc nhất thế giới.

Hổ mang phun nọc Mozambique độc đấu mặt người: Kích hoạt cơ chế phòng vệ lớp 1, kết quả ra sao? - Ảnh 1.

Rắn hổ mang phun nọc Mozambique là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất ở châu Phi. Ảnh: Animal

Khi cảm thấy bị đe dọa, rắn hổ mang phun nọc Mozambique sẽ "bật" cơ chế phòng vệ 2 lớp:

Cơ chế phòng vệ lớp thứ 1: Phòng vệ bằng cách phun nọc ở khoảng cách xa.

Không như những gì nhiều người thường nghĩ rằng, rắn hổ mang phun nọc phải ngóc người lên thật cao mới có thể phun nọc. Đối với loài rắn hổ mang phun nọc Mozambique này, chúng chỉ cần ngóc đầu lên rồi phun nọc độc vào thẳng mắt kẻ thù.

Kinh ngạc hơn nữa, bộ răng nanh của chúng đã tiến hóa đến độ có một cái lỗ trong răng, xoay ra phía trước, giúp nọc độc được phóng ra dễ dàng.

Một khi nọc độc dính vào mắt người/kẻ thù sẽ gây mù tạm thời và kích ứng dữ dội. Tạo cơ hội cho rắn hổ mang phun nọc Mozambique trốn thoát.

Cơ chế phòng vệ lớp thứ 2: Cơ chế phòng vệ cuối cùng và cũng là cao nhất của hổ mang phun nọc Mozambique là cắn trực tiếp vào kẻ thù và truyền nọc độc gây độc thần kinh và tế bào. Nếu không có sự can thiệp y tế kịp thời, tử vong là điều không thể tránh khỏi.

Nhà giáo dục động vật hoang dã Coyote Peterson đã dũng cảm "mặt đối mặt" với rắn hổ mang phun nọc Mozambique để xem cách nó phòng vệ lớp thứ nhất như thế nào.

Tất nhiên, anh phải phòng hộ cho đôi mắt và gương mặt của mình cũng theo 2 lớp: Đeo kính bảo hộ và mặt nạ bằng nhựa.

Hãy xem cách con rắn hổ mang phun nọc Mozambique sử dụng lượng nọc độc khá nhiều của mình để đuổi mối đe dọa như thế nào:

Xem video thế giới động vật:

Hổ mang phun nọc Mozambique vs Mặt người: Kích hoạt cơ chế phòng vệ lớp thứ nhất

Nguồn: BW

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại