Hít thở không khí mỗi ngày nhưng liệu bạn đã hiểu về chỉ số AQI

Hoa Hướng Dương |

Không khí cung cấp oxy giúp chúng ta tồn tại, thế nhưng nếu không hiểu rõ về chất lượng của không khí, bạn có thể "trả giá" bằng chính sức khỏe của mình.

Mỗi ngày chúng ta đều phải hít thở không khí để có thể tồn tại, vì thế nếu như "nguồn sống" này bị nhiễm bẩn thì đó thật là điều đáng lo ngại. Chúng sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta và các vấn đề môi trường.

Những tác nhân làm ô nhiễm nguồn không khí

Hít thở không khí mỗi ngày nhưng liệu bạn đã hiểu về chỉ số AQI - Ảnh 1.

Hoạt động của con người là nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm không khí. Ảnh Internet.

Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã phân loại 6 vật chất chính làm cho không khí bị ô nhiễm là Sulfur Dioxide (SO2), vật chất phóng xạ (PM), Ozone (O3), Nitrogen dioxide (NO2), chì (Pb) và carbon monoxide (CO).

Các hạt vật chất phóng xạ (PM) có thể là bụi, muội, các hạt có kích thước micromet hoặc nhỏ hơn 2.5 micromet tạo ra do quá trình cháy nổ (hoạt động giao thông, nhà máy điện, đốt rác hay gỗ.

Chúng còn tỏ ra nguy hiểm hơn các loại khí độc vì kích thước rất nhỏ nên dễ dàng đi sâu vào phổi, gây tác động lâu dài chứ không trực tiếp như khí độc hại.

Có 2 mức độ tiêu chuẩn: cơ bản – primary và trung cấp – secondary:

Trong đó tiêu chuẩn cơ bản liên quan tới sức khỏe con người, không khí ở mức tiêu chuẩn là mức độ có thể chấp nhận đối với sức khỏe con người.

Hít thở không khí mỗi ngày nhưng liệu bạn đã hiểu về chỉ số AQI - Ảnh 2.

Không khí ô nhiễm sẽ trực tiếp tác động tới sức khỏe con người. Ảnh Internet.

Còn tiêu chuẩn trung cấp liên quan tới môi trường như như mùa màng, cây cối và các công trình xây dựng. Ở mức trung cấp cũng là mức độ an toàn với môi trường.

Vậy làm sao để phân loại mức độ an toàn hay độc hại của không khí?

Chỉ số chất lượng không khí AQI (Air Quality Index)

Đây là chỉ số nhằm giúp chúng ta đánh giá mức độ sạch/ô nhiễm của không khí hằng ngày và ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe con người. Cụ thể hơn AQI là một thang đo đánh giá chạy từ 0 đến 500, chỉ số càng cao cho thấy không khí càng bị ô nhiễm.

Với mức độ tiêu chuẩn là 100.

Như trên, có 6 vật chất chính gây ô nhiễm và với mỗi loại vật chất này, chúng ta sẽ có một mức độ tiêu chuẩn khác nhau. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng tới cá nhân cũng rất khác nhau vì sức khỏe của mỗi người lại khác nhau.

Người già và trẻ em là nhóm người nhạy cảm nhất với sự ô nhiễm không khí. Do đó, dù mức không khí ở mức an toàn với đa số mọi người thì vẫn có thể tác động tới nhóm người này.

Hít thở không khí mỗi ngày nhưng liệu bạn đã hiểu về chỉ số AQI - Ảnh 3.

Các mức độ ô nhiễm môi trường từ thấp (màu xanh) tới cao (màu đỏ) của chỉ số AQI. Ảnh Internet.

Người ta sử dụng rất nhiều phương pháp để tính toán mức độ ô nhiễm không khí như:

Sử dụng bảng đối chiếu (thường dùng ở các nước Anh, Pháp, Canada), sử dụng công thức đơn giản (Australia, Thành phố Hồ Chí Minh) hay sử dụng công thức phức tạp (Mỹ, Braxin, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan, Bồ Đào Nha).

Việc đo lường chỉ số AQI có thể thông qua các thiết bị đo chuyên dụng hoặc ngay trên các ứng dụng của điện thoại thông minh. Tuy nhiên quá tình phân tích là rất phức tạp, cách đơn giản nhất là bạn nên theo dõi kết quả từ các tổ chức, cơ quan môi trường đưa ra.

Tác hại của ô nhiễm không khí

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, ô nhiễm không khí sẽ khiến con người bị các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như các bệnh về hô hấp, hen suyễn, ung thư phổi hay các bệnh tim mạch và thậm chí là đột quỵ.

Nguồn: Conserve-energy-future.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại