Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến

CHI CHI |

Hủ tục bó chân gót sen vô cùng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc và đã biến hàng triệu phụ nữ thành nạn nhân.

Thời đại phong kiến ở Trung Quốc tồn tại một quan niệm rằng người phụ nữ có đôi chân càng nhỏ nhắn càng đẹp. Sở hữu đôi chân nhỏ xíu, quặp về phía mũi chân như "gót sen" sẽ giúp nâng tầm giá trị của người phụ nữ, giúp họ được tôn trọng hơn, kiếm được tấm chồng ưng ý hơn. Tiêu chuẩn cái đẹp cổ xưa này đã sinh ra hủ tục kinh hoàng, đó là bó chân.

Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 1.

Đôi chân gót sen là tiêu chuẩn thẩm mỹ quan trọng nên phụ nữ phải chịu đựng đau đớn kinh hoàng để bó chân từ lúc còn nhỏ

Tục bó chân đã phổ biến tại Trung Quốc cả ngàn năm. Đến tận thời nhà Thanh, triều đình cho rằng đây là hủ tục nên đã tìm cách ngăn chặn. Nhưng vì quan niệm đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nên phải mất một thời gian rất dài, nó mới hoàn toàn biến mất. Cho đến ngày nay, tại Trung Quốc người ta vẫn có thể tìm được những "nhân chứng sống" còn sót lại. Họ là những người sinh ra vào khoảng đầu thế kỷ 20.

Nhận thức của xã hội giờ đây đã thay đổi hoàn toàn, thế nhưng với những nạn nhân cuối cùng của tục bó chân, nỗi đau vẫn ở lại với họ mãi mãi.

Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 3.
Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 4.

Đây là cụ bà Trương Vân Anh, sinh năm 1927, bó chân từ năm 7 tuổi. Hình ảnh của bà được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Anh Jo Farrell

Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 5.
Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 6.

Cấu trúc xương của người bó chân hoàn toàn bị biến dạng, khiến bàn chân chỉ còn dài khoảng 10cm là đạt "chuẩn"

Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 7.

Hình ảnh so sánh một đôi chân bình thường và đôi chân gót sen

Quá trình để có được chân gót sen tất nhiên chỉ ngập tràn đau đớn và hệ lụy của nó kéo dài cả một đời người. Có nhiều bé gái sẽ bắt đầu bó chân từ lúc chỉ 2 tuổi vì khung xương lúc này còn chưa định hình. Đầu tiên, bàn chân sẽ được ngâm trong nước lá dược thảo và máu động vật ấm để ngăn hoại tử. Sau đó tất cả móng chân sẽ bị cắt càng sâu càng tốt để phòng nhiễm trùng. Bàn chân những đứa trẻ sẽ bị từ từ bẻ gãy và cuốn gọn vào trong các dải băng lụa hoặc vải dài. Người cuốn phải cố hết sức cuốn thật chặt. Để chân quặp vào tối đa, có người còn cắt lòng bàn chân.

Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 8.

Chiếc băng bó chân cũng đã bó buộc cuộc đời của hàng triệu phụ nữ trong lịch sử

Trình tự này sẽ được lặp lại khoảng 2 ngày một lần. Mỗi một lần bó lại, dải băng sẽ được thắt chặt hơn dần dần. Sau nhiều năm trời, hình dạng bàn chân sẽ bị biến dạng, chỉ còn dài khoảng 10cm. Đó là trong trường hợp người bó may mắn sống sót vì có không ít trẻ đã bị nhiễm trùng và tử vong. Khi trưởng thành, người bó chân gặp nhiều rủi ro về sức khỏe xương khớp và rõ ràng không thể đi lại, sinh hoạt thuận lợi như người bình thường.

Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 9.

Bà Dương Tỉnh Nga bó chân từ năm 1928

Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 10.

Vì bàn chân dị dạng, cả đời họ phải mang những đôi giày thiết kế riêng

Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 11.
Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 12.

Một đôi chân bị cứa lòng để hiệu quả bó chân tốt hơn

Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 13.
Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 14.
Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 15.
Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 16.
Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 17.

Có người còn có đôi chân biến dạng theo khuôn chiếc hài 3 tấc tí hon

Dù nỗi đau đi kèm với đôi chân gót sen là không thể tưởng tượng được, nhưng vì quan niệm gò bó của người xưa, những người phụ nữ đều không có lựa chọn nào khác. Đôi chân gót sen chính là biểu tượng của sự quý phái suốt cả ngàn năm lịch sử. Nếu cô gái nào bàn chân bình thường, điều đó có nghĩa họ xuất thân từ gia đình nghèo nàn, bần cùng, ở dưới đáy xã hội và là những nô lệ. Đôi chân càng nhỏ, càng khó đi lại càng biểu trưng cho tiểu thư, quý bà. Con gái nhà giàu không bó chân thì không thể lấy được một tấm chồng địa vị cao mà chỉ có thể "hạ giá" cưới người ở tầng lớp dưới. Còn các cô gái nhà nghèo không bó chân thì dễ bị đời xô vào kiếp lao động nghèo túng vĩnh viễn, không bao giờ khá lên được. 

Hình ảnh của những đôi chân gót sen cuối cùng tại Trung Quốc: Nhân chứng sống ám ảnh về hủ tục đau thương bậc nhất thời phong kiến - Ảnh 19.

Hình ảnh các nhân chứng sống trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia người Anh Jo Farrell

Nguồn: 163, Sina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại