Hệ thống phòng thủ Mỹ và mối đe doạ mang tên Status-6

Sơn Nguyễn |

Tạp chí The National Interest đã đăng tải một tài liệu, trong đó đề cập tới một thiết bị ngầm không người lái mang đầu đạn hạt nhân với tên goi là Status-6 đang được Nga phát triển.

Các nhà phân tích của tạp chí này đã bối rối bởi câu hỏi về mức độ nguy hiểm đối với Mỹ đến từ những thiết bị ngầm không người lái của Nga. Được biết, các tác giả của The National Interest đã phân loại thiết bị ngầm không người lái Status-6 mang đầu đạn hạt nhân là một ngư lôi hạt nhân tự hành.

The National Interest đã tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia quân sự và ý kiến của họ là khác nhau về mối đe dọa từ các vũ khí tương lai loại này của Nga.

Một bộ phận các chuyên gia cho biết, ngư lôi hạt nhân không nguy hiểm, bởi nó dễ bị phát hiện và có thể đưa ra các phương tiện để tiêu diệt. Việc bảo đảm an toàn trước ngư lôi loại này đơn giản hơn so với việc đánh chặn một tên lửa.

Tuy nhiên, ngược lại hàng loạt chuyên gia đã bày tỏ lo ngại về việc Mỹ sẽ bất lực trước siêu vũ khí loại này của Nga. Cụ thể, cựu hạm trưởng tàu ngầm của Hải quân Mỹ, nhà phân tích thuộc Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách, ông Brian Clark cho biết, thiết bị ngầm có kích thước đủ để lắp đầu đạn hạt nhân có sức mạnh 100 megaton.

Ông tin rằng, do đầu đạn rất nặng nên việc kiểm soát độ sâu khi lặn của thiết bị ngầm loại này cũng rất khó khăn, nhưng điều này không có nghĩa là hoàn toàn không thể.

Nếu Nga chế tạo được ngư lôi như vậy, thì Washington có thể sẽ gặp vấn đề. Bởi ngư lôi hạt nhân tự hành Status-6 hoàn toàn có thể vượt qua các hệ thống phòng thủ chống tên lửa hoặc chống hạm của Mỹ.

Vấn đề là ở chỗ, mặc dù Status-6 sẽ rất ồn do sử dụng động cơ phản lực, tuabin hơi và thiếu các bộ phận giảm thanh như của tàu ngầm, nhưng dù sao đi nữa thì Hải quân Mỹ sẽ phải tìm ra các phương tiện đối phó phù hợp với sự hỗ trợ của các hệ thống SOSUS (giám sát thủy âm), ASW (săn ngầm) và UUV (thiết bị ngầm không người lái), và đây là một nhiệm vụ không hề đơn giản.

Việc cảm biến được ngư lôi và nhận được sự đáp lại từ nó giống như nhận sự đáp lại từ thủy thủ đoàn của một tàu ngầm sẽ là không thể, bởi Mỹ không có các hệ thống UUV có đủ trình độ công nghệ để phát hiện các phương tiện ngầm không người lái nói chung. Theo đó, Status-6 sẽ tiếp tục di chuyển tới điểm cuối cùng để thực hiện những nhiệm vụ đã định.

Cần nhắc lại rằng, cuối tháng 7/2017, Tổng thống Nga Putin đã thăm tòa nhà Admiralty cải tạo ở St Petersburg, nơi Bộ tư lệnh Hải quân Nga đang đóng quân. Trong chuyến thăm, lãnh đạo Nga nói về tiềm năng của ngành công nghiệp quốc phòng đã cho phép cung cấp cho Hải quân Nga 24 tàu chiến trong năm 2017. Trong số đó có các tàu ngầm.

Tổng tư lệnh tối cao Putin còn đề cập tới các kế hoạch phát triển Hải quân. Ông cho biết, Nga phải tập trung phát triển các vũ khí hải quân hiện đại và tăng tỷ lệ của chúng trong lực lượng Hải quân Nga.

Trước đó, ông Putin cũng đề ra những nền tảng chính sách quốc gia trong lĩnh vực hoạt động hải quân, theo khuôn khổ đó ông đã yêu cầu các nhà quân sự và quan chức phải xây dựng Hải quân Nga có sức mạnh thứ 2 thế giới. Hải quân Nga không được thua kém hải quân các nước khác, ông Putin nhấn mạnh.

Tiềm năng công nghệ cao của Hải quân Nga và vũ khí hiện đại phải bảo đảm có thể gây thiệt hại nặng nề cho đối phương trong trường hợp phát sinh xung đột, điều này đã trở thành một động lực cho việc chấm dứt các hành động thù địch và là một phương pháp để đạt được hòa bình.

Một lực lượng hải quân cân đối đủ với số lượng cần thiết các tàu ngầm và tàu nổi phải được hình thành trước năm 2030, Tổng thống Nga tuyên bố.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại