Hé lộ nhược điểm của máy bay chiến đấu Mỹ

Thanh Bình |

Theo tạp chí National Interest, các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ như F-22 và F-35 có một số nhược điểm khiến chúng dễ bị đối thủ tấn công.

Hệ thống radar của Nga là “khắc tinh” đối với máy bay chiến đấu tàng hình Mỹ. (Ảnh: U.S. Air Force)

Hệ thống radar của Nga là “khắc tinh” đối với máy bay chiến đấu tàng hình Mỹ. (Ảnh: U.S. Air Force)

Theo tạp chí National Interest, các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ như F-22 và F-35 có một số nhược điểm khiến chúng dễ bị đối thủ tấn công.

Các nhà báo cho rằng, radar Podsolnukh (Sunflower) của Nga có thể dễ dàng phát hiện máy bay tàng hình F-35, ngay cả ở khoảng cách xa, vì công nghệ của chiếc máy bay này không phải là một “chiếc áo choàng vô hình”.

“Tàng hình là một thuật ngữ bao hàm cho một loạt các tính năng thiết kế giúp giảm bức xạ hồng ngoại, radar, tầm nhìn và các đặc điểm khác của máy bay chiến đấu”, National Interest cho biết.

Ngoài ra, nhà nghiên cứu Justin Bronk cũng thừa nhận công nghệ tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại hiện đại có thể xác định vị trí của F-22 ở khoảng cách khá lớn.

Trong số những nhược điểm khác của máy bay chiến đấu tàng hình Mỹ, các chuyên gia chỉ ra việc không cất giữ vũ khí trong khoang bên trong sẽ mất đi tính bí mật, cũng như sự chậm trễ đáng kể trong tất cả các thông số trong một trận không chiến.

Do đó, theo các chuyên gia, chiến đấu cơ F-35 không được thiết kế để đảm bảo ưu thế trên không và nó có thể trở thành “miếng mồi ngon” cho SU-57 của Nga.

Được biết, Podsolnukh là loại radar sóng bề mặt có khả năng quan sát vượt đường chân trời do công ty OJSC NPK NIIDAR có trụ sở tại Moscow phát triển. Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga dự định triển khai một số hệ thống này ở Bắc Cực cũng như khu vực biên giới phía Nam, phía Tây.

Loại radar này có thể có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên mặt biển từ khoảng cách 500 km ở các độ cao khác nhau, vượt qua đường chân trời. Podsolnukh có khả năng quan sát và phân loại đồng thời 300 mục tiêu trên biển và 100 mục tiêu trên không với chế độ tự động.

Theo tờ Svobodnaya Pressa, Podsolnukh phát ra các bước sóng ngắn nên rất có lợi thế trong việc phát hiện ra những máy bay tàng hình hiện đại như F-35.

Ngoài ra, hệ thống này có thể làm việc liên tục trong 10 ngày và chỉ cần một đội điều khiển bao gồm 3 người là đủ để vận hành toàn bộ các tính năng. Podsolnukh cũng không tiêu thụ nhiều điện năng (200 kW), rất dễ sử dụng và không có nhiều thiết bị kèm theo.

Hiện nay, đã có 3 trạm radar loại này được Nga cho hoạt động, bố trí ở Biển Okhotsk, biển Nhật Bản và Biển Caspian.

Đồng thời, các radar trên đường chân trời có thể phát hiện các mục tiêu lớn như B-52 không tàng hình. Tuy nhiên, các radar có thể không thể xác định chính xác mục tiêu, đủ độ trung thực để dẫn đường cho tên lửa, nhưng ít nhất chúng cũng có thể giúp dẫn đường cho máy bay chiến đấu, cuối cùng sẽ tự bật radar để bay tới đánh chặn máy bay đối phương.

Ngày nay, các hệ thống radar cảnh giới và giám sát ngoài đường chân trời đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới có đường bờ biển dài để đối phó với nhiều mối nguy cơ khác nhau.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại