Hé lộ "cửa sống" duy nhất của tiêm kích J-10C trước máy bay tàng hình F-22

Khang Minh |

Khi bị F-22 âm thầm phóng tên lửa không đối không tầm xa, phi công tiêm kích J-10C Trung Quốc không có thời gian sục sạo mục tiêu, mà chỉ có thể tìm cách né tránh cuộc tấn công.

Trang Aeroflot của Nga có bài viết phân tích một số bước tiến của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, trong đó nổi bật là phiên bản tiêm kích J-10C cải tiến từ J-10A với nhiều thay đổi cả bên trong và bên ngoài, tiến gần chiến đấu cơ thế hệ 4 "thứ thiệt".

Trong khi đó, chiến thuật quan trọng của chiến đấu cơ F-22 là dựa vào khả năng tàng hình để phá vỡ phòng tuyến đối phương và phát động tấn công, nhưng J-10C được cho là cũng có khả năng tàng hình nhẹ và tính cơ động mạnh, một khi đối mặt F-22, chúng vẫn có thể tham chiến hiệu quả ở chừng mực nào đó.

Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhờ ưu thế về số lượng tiêm kích J-10C, cho nên F-22 khó có thể thực hiện thâm nhập hiệu quả đối với Trung Quốc.

Về mặt lý thuyết, khi giao chiến giữa J-10C và F-22 có thể đạt tỷ lệ 3 – 1, có nghĩa là 3 chiến đấu cơ J-10C có thể ứng phó với 1 F-22, trong khi đó tỷ lệ này là 50-1 khi đem so J-10A với F-22.

Vậy J-10C sử dụng chiến thuật gì mới có thể đối kháng hiệu quả với chiến đấu cơ tàng hình như F-22 của Mỹ?

Hé lộ cửa sống duy nhất của tiêm kích J-10C trước máy bay tàng hình F-22 - Ảnh 1.

Tiêm kích J-10

Theo phân tích của Aeroflot, ở khoảng cách trung bình J-10C có thể tham chiến với F-22. Radar mảng pha chủ động của J-10C có thể phát hiện F-22 có diện tích phản xạ radar (RCS) là 0.07 mét vuông ở phạm vi 100km.

Đổi lại, F-22 có thể phát hiện J-10C có RCS khoảng 1 m2 ở khoảng cách 200 – 220km. Căn cứ vào sự khác nhau về khoảng cách, cho thấy cuộc đối đầu giữa J-10C với F-22 sẽ xuất hiện những tình huống sau.

Tình huống thứ nhất, là F-22 duy trì khoảng cách 120km trở lên với J-10C và sử dụng radar AN/APG-77 để theo dõi J-10C và âm thầm phóng tên lửa không đối không tầm trung AIM-120D để tấn công đối phương ở khoảng cách kịch tầm (từ 150 – 160km), J-10C rất khó nhận được cảnh báo sớm về cuộc tấn công.

Lúc này phi công Trung Quốc không có thời gian sục sạo tìm mục tiêu, mà chỉ có thể thao tác cơ động tránh né cuộc tấn công.

Tình huống thứ hai, là khoảng cách giao chiến giữa J-10C và F-22 trong phạm vi 100km, J-10C có thể sử dụng tên lửa không đối không PL-12 hoặc PL-21 ở khoảng cách 90 – 100km tấn công F-22 và tỷ lệ trúng có thể đạt khoảng 50%.

Vì PL-12 được cho là sử dụng dầu dò radar chủ động, phát triển trên nên tên lửa R-77 của Nga, cho hiệu quả tấn công và khả năng chống nhiễu khá tốt, tầm bắn khoảng 100km. Còn PL-21 là tên lửa không đối không ngoài đường chân trời Meteor phiên bản Trung Quốc có tầm bắn khoảng 150km.

Hé lộ cửa sống duy nhất của tiêm kích J-10C trước máy bay tàng hình F-22 - Ảnh 2.

Tiêm kích tàng hình F-22.

Tình huống thứ ba, là không chiến quần vòng. Lúc này ưu thế sẽ thuộc về F-22 vì nó sử dụng 2 động cơ F-119-PW-100 cực mạnh, có loa phụt dày để làm phân tán khí xả nóng, giúp máy bay có độ bộc lộ nhỏ hơn ở dải sóng hồng ngoại, đồng thời có thể thay đổi vector lực đẩy theo phương đứng, giúp tăng khả năng cơ động của máy bay.

Nhờ vậy, F-22 có khả năng thao diễn khá tốt, kể cả thực hiện động tác rắn hổ mang Pugachev như những chiếc Su-27/30/35 của Nga, do đó, J-10C cũng khó thoát khỏi F-22.

Lúc này phi công Trung Quốc chỉ có thể lợi dụng cơ hội trong khi quân vòng để sử dụng mũ bay tích hợp đồng bộ với tên lửa tầm ngắn PL-9C có đầu dò hồng ngoại để ngắm bắn F-22, tuy nhiên xác suất cũng không cao.

Thông qua những phân tích trên có thể thấy, J-10C ở khoảng cách trung bình có thể tham chiến được với F-22, 3 tiêm kích J-10C nếu phối hợp với nhau có thể bắn hạ được một F-22.

*** Bài viết tham khảo, thể hiện quan điểm riêng của tác giả trên trang Aeroflot (Nga), có thể không hoàn toàn đúng nếu 2 bên giao chiến thực sự.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại