Trong số 17 quán quân của Đường lên đỉnh Olympia, duy nhất thí sinh Lương Phương Thảo cựu học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long, là quán quân năm thứ 3 hiện làm việc tại TP. HCM. Tất cả các quán quân còn lại đều du học ở Úc và ở lại không về nước. Riêng quán quân gần đấy nhất là Phan Đăng Nhật Minh chưa đi du học.
- Trần Ngọc Minh (quán quân năm đầu tiên): đã tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Swinburne ngành telecom, hiện làm việc ở Canberra, Úc.
- Phan Mạnh Tân (quán quân năm thứ 2): PhD Software Engineering ở Đại học Kỹ thuật Swinburne, đang làm việc cho IBM ở Melbourne.
- Lương Phương Thảo (quán quân năm thứ 3): tốt nghiệp Thạc sĩ Marketing ở Đại học Monash, Melbourne. Năm 2011, cô làm ở một công ty quảng cáo ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Võ Văn Dũng (quán quân năm thứ 4): tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Swinburne, ngành Information Systems & Business (Accounting), hiện là kế toán viên ở Melbourne.
- Đỗ Lâm Hoàng (quán quân năm thứ 5): đã tốt nghiệp chuyên ngành Telecom, hiện làm việc tại Melbourne.
- Lê Vũ Hoàng (quán quân năm thứ 6): đã tốt nghiệp chuyên ngành Electrical Engineering, đang học lên PhD ở Đại học Kỹ thuật Swinburne.
- Lê Viết Hà (quán quân năm thứ 7): sinh viên năm cuối chuyên ngành Robotics ở Đại học Kỹ thuật Swinburne.
- Huỳnh Anh Vũ (quán quân năm thứ 8): giảng viên ngành Kinh tế tại Đại học Kỹ thuật Swinburne.
- Hồ Ngọc Hân (quán quân năm thứ 9): sinh viên năm 3 ở đại học Kỹ thuật Swinburne.
- Phan Minh Đức (quán quân năm thứ 10): đã tốt nghiệp ngành Thương mại, đại học Kỹ thuật Swinburne.
- Phạm Thị Ngọc Oanh (quán quân năm thứ 11): sinh viên năm 3 ngành Tài chính - Ngân hàng, đại học Kỹ thuật Swinburne.
- Đặng Thái Hoàng (quán quân năm thứ 12): sinh viên năm 2 ngành Xây dựng tại đại học Kỹ thuật Swinburne.
- Hoàng Thế Anh (quán quân năm thứ 13): sinh viên ĐH Kỹ thuật Swinburne.
- Nguyễn Trọng Nhân (quán quân năm thứ 14): học tại ĐH Kỹ thuật Swinburne, chuyên ngành Kỹ sư phần mềm từ năm 2015.
- Văn Viết Đức (quán quân năm thứ 15): sinh viên của ĐH Kỹ thuật Swinburne năm 2016.
- Hồ Đắc Thanh Chương (quán quân năm thứ 16): du học tại ĐH Kỹ thuật Swinburne.
- Phan Đăng Nhật Minh (quán quân năm thứ 17): chưa đi du học.
han Đăng Nhật Minh (quán quân năm thứ 17) hiện chưa đi du học.
Một điều rất dễ dàng để nhận thấy là hầu hết quán quân của Đường lên đỉnh Olympia đều du học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne.
Và cũng rất đặc biệt, người duy nhất du học ở 1 ngôi trường khác là Lương Phương Thảo (quán quân năm thứ 3 - du học Đại học Monash, Úc) cũng là người duy nhất về Việt Nam sinh sống và làm việc.
Đại học kỹ thuật Swinburne đã tài trợ học bổng trị giá 100%, 50% và 25% cho các bạn thắng giải chung kết năm lần lượt theo thứ hạng Nhất, Nhì và Ba của Đường lên đỉnh Olympia.
Viện Đại học Công nghệ Swinburne hay Đại học Công nghệ Swinburne (Swinburne University of Technology) là một viện đại học công lập ở Melbourne, bang Victoria, Úc. Swinburne được thành lập bởi George Swinburne vào năm 1908.
Hoàng Thế Anh (quán quân năm thứ 13): sinh viên ĐH Kỹ thuật Swinburne.
Swinburne có 5 phân hiệu (campus) tại Melbourne: Croydon, Hawthorn, Lilydale, Prahran, Wantirna - và phân hiệu tại Sarawak, Malaysia, với hơn 30.000 sinh viên toàn thời gian, bao gồm cả 7.000 du học sinh đến từ hơn 100 quốc gia.
Đại học Kỹ thuật Swinburne nằm trong top 3% các trường đại học nghiên cứu chuyên sâu hàng đầu thế giới, theo nhiều danh sách xếp hạng học thuật trên thế giới.
Swinburne có vị trí top 100 thế giới của bảng xếp hạng ARWU về chuyên ngành Vật Lý. Swinburne là trường duy nhất nằm ngoài nhóm 8 trường Đại học lớn nhất ở Úc (Group of Eight) được xếp trong top 100 trường đứng đầu thế giới về lĩnh vực khoa học này.
Swinburne nằm trong top 400 trường đại học hàng đầu thế giới theo danh sách xếp hạng của Times Higher Education World University Rankings và nằm trong top 500 đại học hàng đầu theo QS World University Rankings.
Theo The Good Universities Guide Rankings Swinburne là đại học được đánh giá cao nhất ở Melbourne về Chất Lượng Giảng Dạy, Hài Lòng Sau Tốt Nghiệp và Kỹ Năng Toàn Diện.
Swinburne còn được công nhận là trường đại học có tỷ lệ sinh viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cao, và nhận được xếp hạng 4 sao về tỉ lệ sinh viên có việc làm ổn định sau khi ra trường.
Các lĩnh vực đào tạo của trường bao gồm: Văn Chương, Tâm Lý Học và Khoa Học Xã hội Kinh doanh, Thương mại và Quản trị Thiết Kế, Phim và Truyền hình Truyền thông Kỹ thuật Số (bao gồm Truyền thông Đa Phương Tiện và Games) Kỹ thuật, Hàng Không và Công nghệ Y tế và Dịch vụ Cộng đồng Quản lý Khách sạn, Du lịch và Quản lý Sự kiện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Khoa Học.
Hồ Đắc Thanh Chương, vô địch năm thứ 16
Nguyễn Thành Vinh, Á quân Đường lên đỉnh Olympia năm đầu tiên từng gây tranh cãi vì chia sẻ lý do không về nước: "Tôi cũng định quay về sau khi học xong đại học. Nhưng khi đó tôi nhận thấy tôi không có một cơ hội công việc nào rõ ràng cả.
Tôi vốn thích làm nghiên cứu nên tôi tiếp tục xin học bổng Tiến sĩ và ở lại học tiếp. Rồi tôi chuyên tâm với con đường nghiên cứu giảng dạy, nên về Việt Nam khó cho tôi làm được trọn vẹn con đường tôi chọn nên tôi quyết định ở lại nước ngoài.
Gia đình hiện tại của Nguyễn Thành Vinh - chàng Nam si tình của Phía trước là bầu trời
Về nước lãng phí thì rõ ràng rồi. Vì chúng tôi đã bỏ hết tuổi trẻ ra để học, để đeo đuổi một con đường và muốn làm những thứ chuyên môn đúng nghĩa nhưng ở Việt Nam thì chắc chắn là khó làm được.
Nhưng còn những lý do khác. Thứ nhất, cuộc sống bên này sẽ tốt hơn cho những ai đã học xong. Gia đình tôi sẽ sống thoải mái hơn và các con tôi sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt hơn.
Và, điều kiện, môi trường làm việc chắc chắn tốt hơn.
Bên này, tôi không phải lo lắng đến việc phải làm thêm một cái gì đó để sống cả. Làm đúng công việc của mình có thể sống khỏe, sống yên. Những người có chuyên môn chỉ cần sống với chuyên môn, không cần phải chạy đua chức tước hay gì cả."