Hành động lạ của Nga khi Mỹ tấn công Syria và chuyện gậy ông đập lưng ông

Vũ Thu Hương |

Moscow đang cố gắng thuyết phục thế giới rằng nếu Mỹ muốn tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố thì nước này phải cùng với Nga làm điều đó.

Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden

Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden

Theo Bulgarian Military, các cuộc không kích của Mỹ hồi tuần trước ở Syria, gần biên giới Iraq, tiếp tục là chủ đề của các bài phân tích chuyên sâu. Nga , Syria và Iran đã phản ứng gay gắt trước cuộc tấn công đầu tiên của chính quyền mới của ông Joe Biden.

Không giống như Tehran và Damascus, Moscow đã kiềm chế hơn trong các bình luận của mình. Nga thường sát cánh chiến đấu với các lực lượng Shiite trong khu vực. Moscow cũng cố gắng bảo vệ lực lượng Iran và cùng với quân đội Nga, Iran đang chiến đấu để loại bỏ những kẻ khủng bố ở một phần của quốc gia Ả Rập đó.

Tuyên bố như vậy là một đòn chính trị đối với tổng thống Mỹ. Như vậy, Moscow đang cố gắng thuyết phục thế giới rằng nếu Mỹ muốn tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố thì nước này phải cùng với Nga làm điều đó.

Nếu không, tất cả những gì có thể giải thích cho hành động của Washington chỉ nằm trong việc giải quyết mối quan hệ Iran-Mỹ. Điện Kremlin tin rằng các cuộc không kích của Washington mang tính chất thụ động và địa chính trị hơn là ý tưởng chống khủng bố.

Moscow đã không bỏ lỡ thời gian nhận thông báo từ Washington. Theo người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov, Nga không biết rõ Lầu Năm Góc có thực hiện các cuộc không kích hay không.

Đồng thời, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng Mỹ đã thông báo cho Nga về các cuộc tấn công sắp xảy ra, nhưng trong thời gian quá gấp gáp: 4-5 phút trước khi các cuộc tấn công diễn ra.

Tuy nhiên, những gì không được Matxcơva nhắc đến trong các bình luận của mình gây phản ứng mạnh mẽ hơn. Theo chuyên gia Anna Borshchevskaya, Moscow không chỉ trích Washington vì đã không có sự trao đổi với chính phủ Iraq hiện tại.

“Nếu Matxcơva thực sự nghiêm túc trong việc chống khủng bố, ủng hộ chủ quyền và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương thực sự, thì Matxcơva sẽ muốn tham vấn nhiều hơn với chính phủ Iraq về vấn đề này. Thay vào đó, Moscow hiện lo ngại rằng các cuộc đàm phán thỏa thuận của Iran bị phá hoại", Anna Borshchevskaya nói trong bài báo của mình.

Phản ứng của Moscow, hay đúng hơn là sự im lặng của Điện Kremlin đối với Iraq, có thể gây tổn hại cho Nga, là “gậy ông đập lưng ông”.

Mỹ đã nhận được một tín hiệu rằng tốt nhất là nên xây dựng một chiến lược rõ ràng đối với Nga hơn là dựa vào Moscow, quốc gia đóng vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao mới trong chương trình nghị sự của Iran.

Cuộc tấn công trả đũa

Mỹ đã tiến hành cuộc không kích ở Syria ngày 25/2. Theo Reuters, cuộc tấn công nhắm vào một cấu trúc thuộc nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn, nhằm phản ứng với các cuộc tấn công rocket nhắm vào phía Mỹ.

Cuộc không kích trên có thể là động thái trả đũa đầu tiên của Mỹ theo sau các vụ tấn công nhắm vào phía Mỹ ở Iraq tuần trước. Động thái này dường như có quy mô hạn chế, không làm gia tăng nguy cơ leo thang căng thẳng.

Nhiều báo đài dẫn các nguồn tin cho biết cuộc không kích đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden tán thành, nhằm trả đũa các vụ tấn công bằng rocket nhắm vào các cơ sở của Mỹ ở Iraq.

Quyết định tung đòn tấn công ở Syria, chứ không phải Iraq, phần nào đó sẽ không gây quá nhiều sức ép lên Chính phủ Iraq trong bối cảnh họ tiến hành cuộc điều tra riêng về vụ tấn công hôm 15/2 khiến nhiều người Mỹ bị thương.

Trong vài năm qua, Mỹ từng nhiều lần tiến hành các cuộc tấn công quân sự trả đũa.

Các vụ tấn công rocket nhắm vào cơ sở Mỹ ở Iraq diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Iran đang tìm cách quay lại thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, một thỏa thuận mà chính quyền ông Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi trước đây.'

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại