Hành động "không ai dám làm" của Hoàng đế sáng lập Minh triều

Nguyễn Nhung |

Trong lịch sử Trung Quốc, không thiếu những Hoàng đế có bản lĩnh, máu lạnh. Thế nhưng, dàm làm việc này, chỉ có ông vua sáng lập Minh triều Chu Nguyên Chương.

Rất nhiền người nói rằng, Chu Nguyên Chương bãi bỏ chế độ tể tướng là đúng với quy luật lịch sử. Dù vậy, sau khi thực hiện việc mà không một ông hoàng nào trong lịch sử Trung Hoa dám làm, ông vua khai sáng Minh triều mới thấy rằng, sự việc căn bản không đơn giản như tiên liệu.

Sự tồn tại của tể tướng có thể chia sẻ bớt gánh nặng và áp lực công việc mỗi ngày của Hoàng đế. Vì thế cho nên sau khi phế chế độ này, Chu Nguyên Chương đã suýt rơi vào cảnh lao lực vì công việc.


Chân dung Chu Nguyên Chương.

Chân dung Chu Nguyên Chương.

Nói theo cách của những người không đánh giá cao việc làm này của Chu Nguyên Chương, những người làm trái với quy luật lịch sử sẽ phải hứng chịu sự trừng phạt của quy luật. Hoàng đế Minh triều vì hành động của mình mà cuối cùng không chỉ tự đào mồ chôn bản thân, mà còn chôn cả tử tôn hậu duệ của mình.

Cách nói này, nghe có vẻ rất có lý song trên thực tế, nó cho thấy người nói “biết một mà không biết mười”. Chu Nguyên Chương bãi bỏ chế độ tể tướng, mục đích là nhằm củng cố chế độ quân chủ, hơn nữa nếu so sánh với các triều đại trước đó, đặc điểm lớn nhất, xu hướng phát triển của hai triều đại Minh, Thanh đó chính là sự tập trung quyền lực trong tay vua.

Nói cách khác chế độ quân chủ chuyên quyền trong hai triều đại cuối cùng ở Trung Quốc từng bước chạm tới đỉnh cao tuyệt đối.


Quan lại Minh triều.

Quan lại Minh triều.

Việc bãi bỏ chế độ tể tướng, nên hay không nên, tốt hay không tốt, chỉ cần nhìn vào quãng thời gian lịch sử sau cột mốc quan trọng này, có thể dễ dàng thấy được câu trả lời.

Rõ ràng, kể từ sau khi Chu Nguyên Chương loại bỏ chế độ tể tướng, không chỉ Minh triều mà ngay cả Thanh triều sau khi lên thống trị Trung Hoa cũng không tái thiết chế độ đã bị Hoàng đế khai sáng nhà Minh phế bỏ.

Có người sẽ nói rằng, nội các thời Minh trong giai đoạn trung và hậu kỳ cũng như quân cơ Thanh triều trong giai đoạn sau há chẳng phải là “sản phẩm thay thế” tể tướng sao? Đưa ra quan niệm này, hẳn người đó đã không phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa tể tướng, thủ phụ nội các và đại thần thống lĩnh quân cơ.

Vậy, sự khác nhau đó là gì? Nói một cách thẳng thắn, tể tướng là người trực tiếp hỗ trợ vua, là người có danh, có thực quyền. Không chỉ trựa tiếp tham gia vào việc điều hành triều chính, tể tướng còn là người nắm quyền lực cao thứ hai trong triều chỉ sau Hoàng đế.

Không khó để nhận thấy thực quyền của tể tướng trong các triều đại phong kiến Trung Hoa trước thời nhà Minh. Dưới triều đại nhà Nguyên, ngay cả con trai của tể tướng Yến Thiết Mộc Nhi cũng đã từng lớn tiếng tuyên bố “thiên hạ vốn là thiên hạ của gia tộc ta”.

Làm được những điều này, có lẽ chỉ có tể tướng. Thủ phụ Minh triều hay đại thần quân cơ Thanh triều có lẽ đến tưởng tượng ra thôi cũng không dám.


Tranh minh họa bên trong cung đình nhà Minh.

Tranh minh họa bên trong cung đình nhà Minh.

Chu Nguyên Chương phế bỏ chế độ tể tướng, hẳn không phải là hành động thiếu suy nghĩ. Sau khi lập quốc, để củng cố đế quyền, sau nhiều năm suy nghĩ và lên kế hoạch mới quyết tâm hành động.

Ở một chừng mực nào đó, có thể nói ông vua này đã đạt được mục đích của mình. Kể từ đó, bất luận là dù Hoàng đế có kém cỏi cỡ nào, đại thần, thái giám cũng đều không dễ thách thức quyền lực của Hoàng đế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại