Lễ hội khỏa thân Hadaka Matsuri là lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày thứ Bảy tuần thứ ba của tháng hai Hai tại đền Saidaiji Kannonin.
Bất chấp thời tiết giá lạnh, những người tham gia lễ hội đã cởi bỏ quần áo và chỉ mang một cái khố Nhật Bản gọi là "fundoshi" và một đôi vớ trắng gọi là "tabi".
Lễ hội khỏa thân Hadaka Matsuri năm nay đã thu hút khoảng 10.000 nam giới tham gia.
Đây là dịp người dân Nhật Bản cầu mong những phước lành của một vụ mùa bội thu, thịnh vượng và khả năng sinh sản. Lễ hội bắt đầu vào khoảng 3h20 chiều theo giờ địa phương, với một sự kiện riêng dành cho các bé trai - nhằm mục đích thúc đẩy sự quan tâm của các thế hệ trẻ.
Vào buổi tối diễn ra lễ hội, những người đàn ông dành một hoặc hai giờ chạy quanh sân đền để khởi động trước khi trước khi nhảy xuống một hồ nước lạnh giá để "thanh lọc" bản thân và cuối cùng tất cả sẽ chen chúc vào gian chính của ngôi đền.
Khi đèn tắt lúc 10 giờ tối, một nhà sư ném 100 bó củi và hai thanh shingi dài 20 cm may mắn vào đám đông đang chen chúc từ một cửa sổ cao bốn mét phía trên.
Đó là lúc phần sôi động nhất của lễ hội sẽ bắt đầu. Đám đông sẽ tranh cướp những vật phẩm này. Người nào nắm phần thưởng trong tay được tin là sẽ có một năm thành công và nhiều may mắn.
2 thanh shingi được tìm kiếm nhiều hơn so với các cây củi, vì người nào có được chúng có thể đem về nhà.
Toàn bộ sự kiện kéo dài khoảng 30 phút và những người tham gia sau đó có thể sẽ bị thương, bị bong gân vì sự chen lấn diễn ra rất khốc liệt.
Lễ hội Hadaka Matsuri rất nổi tiếng nên người tham gia lễ hội đến từ khắp nơi trên đất nước Nhật Bàn và một số ít từ nước ngoài. Một số người tham dự sự kiện với tư cách cá nhân song cũng có nhiều người tham gia với vai trò như một phần của các đội đại diện cho các doanh nghiệp địa phương.
Mieko Itano, phát ngôn viên của hội đồng du lịch Okayama chia sẻ với CNN Travel: "Chúng tôi hy vọng người Nhật Bản có thể bảo tồn được lễ hội này trong tương lai".
Lễ hội được phát triển từ một nghi thức dưới thời Muromachi (1338-1573), khi dân làng tranh nhau lấy được tấm bùa giấy do một nhà sư ở Đền Saidaiji Kannonin tung ra.
Ngày càng có nhiều dân làng muốn những lá bùa giấy may mắn đó và khiến cho lễ hội trở nên lớn và đông đúc hơn.
Nhưng họ nhận ra rằng khi họ tranh lấy bùa giấy, nó sẽ bị rách và quần áo của họ cũng sẽ rách trong quá trình tranh cướp, nên cuối cùng họ đã thay bùa giấy bằng các vật phẩm từ gỗ.
Với lịch sử lâu đời, lễ hội đã được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể vào năm 2016.
Đây là một trong một số lễ hội khỏa thân được tổ chức trên khắp Nhật Bản. Một lễ hội khác được tổ chức tại quận Yotsukaido ở tỉnh Chiba, với những người đàn ông mặc khố chiến đấu và bế trẻ em qua bùn như một phương pháp trừ tà.
Trước sự kiện chính Okayama, các điệu nhảy truyền thống và màn trình diễn của một đoàn trống nữ được diễn ra vào buổi chiều. Và đến 7 giờ tối sẽ có một buổi trình diễn pháo hoa.
Tại Gofuku-dori, một khu phố mua sắm gần đó, người dân địa phương mở cửa và chào đón những người tham gia và khán giả.
Năm nay, ban tổ chức lễ hội cũng đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung trong bối cảnh dịch covid19 đang hoành hành. Xà phòng rửa tay được đặt ngay lối vào đền và các điểm xung quanh khu vực tổ chức lễ hội.