Hàn Quốc: Nhân viên nữ mang thai bị buộc phải nghỉ việc

Ngọc Quân |

Việc cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp đối với người phụ nữ Hàn Quốc là khá khó khăn.

Khi Moon Su-jong, một nhà thiết kế trẻ trong một tập đoàn vừa của Hàn Quốc, từ chối uống rượu trong buổi tiệc đêm khuya của công ty, sếp của cô đã chắc mẩm rằng cô đang mang thai (nếu không chả có lý do gì mà không uống cả?).

Ngoài mặt, cả đội chúc mừng cô, nhưng trong lòng thì họ bức bối vô cùng. Họ đổ lỗi vì những gánh nặng cô đem lại cho đồng nghiệp khi cô vắng mặt, và yêu cầu cô nên bỏ việc để tìm một người mới vào thay thế.

Cô Moon sau đó đã phàn nàn với bộ phận nhân sự, nhưng chính họ cũng đồng ý rằng cô đang làm tổn hại đến công ty vì mang thai. Sếp cô còn thêm thắt rằng công ty nên thuê thêm nhiều đàn ông.

Và 5 tháng sau, cô đã bỏ việc. Và khi có đứa thứ hai, cô cũng phải bỏ công ty sau đó. Mẹ chồng cô không còn sức để giúp cô trông trẻ, nên cô buộc phải nghỉ việc và trở thành lao động tự do.

Dù chính sách công được cải thiện nhiều, nhưng tỷ lệ việc làm cho phụ nữ không tăng đáng kể. Nói chung, việc cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp đối với người phụ nữ Hàn Quốc là khá khó khăn.

Trong một cuộc thăm dò của 3.000 công ty vào năm 2015, hơn 80% người khảo sát cho rằng chỉ có 1/3 người lao động nữ trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản. Chính sách công không phải là vấn đề.

Luật Lao động Hàn Quốc yêu cầu các công ty tư nhân phải cho phép phụ nữ mang thai có 1 năm nghỉ thai sản.

Bà Park Geun-hye, nữ tổng thống quyền lực đầu tiên của châu Á đã tuyên bố sẽ tạo ra 1,7 triệu việc làm cho phụ nữ, nâng tỷ lệ việc làm lên thêm 7%, tức 62%; đồng thời cũng sẽ nêu đích danh và trừng trị những công ty có quá ít nhân viên nữ.

Nhưng nhiều người Hàn Quốc buộc phải miễn cưỡng chấp nhận rằng phụ nữ cần có sự nghiệp, và các công ty thường thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu làm việc của những bà mẹ.

Tỷ trọng phụ nữ có việc làm trong độ tuổi lao động của Hàn Quốc chỉ đạt 50% vào năm 2000, và chỉ tăng thêm 5% trong hơn một thập kỷ vừa qua.

Sự chênh lệch giữa thu nhập trung bình với công việc toàn thời gian của đàn ông và phụ nữ ở Hàn Quốc là thấp nhất trong các nước thuộc OECD, nhóm quốc gia toàn nước giàu.

Sự chênh lệch này chỉ thu hẹp thêm 3% trong mười năm. Phụ nữ đi làm thường chỉ được trả 63% so với đàn ông ở vị trí tương đương.

Một vài sếp nữ trong các tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc thực ra là họ hàng của những gia đình nắm giữ cổ phần chính.

Bình đẳng giới ngày càng được tôn trọng hơn ở Hàn Quốc

Một vài người Hàn Quốc cho rằng đàn ông cần nhiều việc hơn phụ nữ, bởi họ là những trụ cột gia đình.

Đàn ông Hàn Quốc, một nhóm nam quyền, muốn xóa bỏ Bộ Bình đảng giới và Gia đình bởi họ cho rằng bộ này “đàn áp” đàn ông, ví dụ như tạo ra những chỗ gửi xe chỉ cho phụ nữ.

Hiện nay, Hàn Quốc đã xuất hiện nhiều nhóm nam quyền; điều đó chứng tỏ việc bảo vệ quyên người phụ nữ đã có nhiều tiến bộ - nạo phá thai lựa chọn giới tính không còn nghiêng về một phía.

Gần đây nhất, năm 1990, nạn nạo phá thai lựa chọn giới tính khá thịnh hành khi có tới 117 bé trai được sinh ra trong 100 bé gái.

Con gái thường không được cho đi học và làm những công việc tầm thường để hỗ trợ các anh em trai.

Bây giờ thì mọi chuyện đã bị đảo ngược: nhiều phụ huynh nói rằng họ thích con gái, và tỷ lệ giới tính khi sinh đã trở lại bình thường.

Ba phần tư phụ nữ đã được vào đại học, so với chỉ 2/3 số nam giới.

Nhưng chính nơi công sở đang kéo người phụ nữ lại với quyền bình đẳng

Tuy nhiên, chính những nơi làm việc đang chậm trễ thích ứng với xu hướng này, và số lượng nhân viên nữ có khả năng đang bị bỏ qua hoặc cho ra rìa.

Một cuộc khảo sát nguồn nhân lực gần đây của một cổng thông tin tìm việc cho thấy 1/3 các công ty đã từ chối đơn ứng tuyển của phụ nữ có cùng năng lực như những người đàn ông.

1/3 số người được hỏi thì đồng ý rằng “chỉ có đàn ông mới làm được việc đó”.

Phụ nữ cũng đã bắt đầu chống lại việc đó. Vào tháng 1 vừa qua, một nhân viên nữ ở thành phố Daegu đã kiện ông chủ vì đã buộc cô phải từ chức trước khi kết hôn.

Và các công ty nước ngoài tại Hàn Quốc đã nhìn nhận được cơ hội này. Khi mà những phụ nữ tài năng bị đánh giá thấp, thì giá thuê họ sẽ rẻ.

Một nghiên cứu trong năm 2010 cho thấy rằng các công ty đa quốc gia đang thuê rất nhiều phụ nữ Hàn Quốc có trình độ, và điều này làm tăng lợi nhuận của họ rất nhiều.

Một cách khác dễ dàng hơn cho các bà mẹ là để những người chồng làm việc tại nhà nhiều hơn.

Hiện nay, luật pháp Hàn Quốc đã thúc đẩy bình đẳng giới trong phân công lao động khi: người cha được hưởng 53 tuần làm cha mà vẫn được trả lương – nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trong khối OECD.

Nhưng chỉ có 2% số người sử dụng luật này trong năm 2014. Cũng có một vài trường hợp đặc biệt khi người cha chấp nhận nghỉ làm một năm để vợ theo đuổi nghề nghiệp mơ ước.

Nhiều người cha – 64% số lượng được hỏi vào năm 2014 – cho rằng họ sẽ chia sẻ gánh nặng chăm sóc con chỉ khi được xã hội chấp nhận và có khả năng tài chính (theo luật, họ sẽ được trả 40% tiền lương thông thường khi nghỉ nhưng giới hạn 1 triệu won – tức 860 USD – một tháng).

Và đương nhiên họ có thể mất vị trí khi quay trở lại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại