Gần đây, trong bối cảnh quân đội Hàn Quốc đang thử nghiệm tên lửa chống hạm siêu thanh mới, các chuyên gia nghi ngờ rằng đây có thể là một bản sao của tên lửa hành trình diệt hạm siêu thanh Yakhont của Nga.
Theo đó, thiết kế của 2 tên lửa khá giống nhau. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng Seoul có thể tiếp quản công nghệ sản xuất tên lửa diệt hạm siêu thanh của Nga.
Những hình ảnh mới đây được công bố cho thấy sự tương đồng giữa tên lửa chống hạm siêu thanh Yakhont của Nga và tên lửa chống hạm của Hàn Quốc. Đồng thời, theo các chuyên gia, không có sự khác biệt lớn giữa 2 loại vũ khí.
Hình ảnh cho thấy sự tương đồng giữa 2 loại tên lửa. (Ảnh: Yonhap)
Hiện tại, có rất nhiều câu hỏi đặt ra về việc làm thế nào Seoul có thể sở hữu loại tên lửa này. Có thể công nghệ tên lửa này bằng cách nào đó đã được chuyển giao từ Nga hoặc cũng có thể Seoul đã thu giữ những tên lửa của Nga trong những vụ phóng thử nghiệm trước đây.
Đến nay phía Hàn Quốc vẫn chưa cung cấp các thông số chính thức của tên lửa chống hạm mới nhất. Khả năng các chuyên gia Hàn Quốc có thể tạo ra thêm tên lửa chống hạm với thiết kế tương tự như hệ thống tên lửa chống hạm của Nga.
Tên lửa hành trình diệt hạm siêu thanh Yakhont của Nga, còn được gọi là Oniks, được phát triển vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước, nhưng cho đến ngày nay tên lửa chống hạm này vẫn là vũ khí hiệu quả chống lại hầu hết mọi mục tiêu trên mặt nước.
Yakhont có tầm hoạt động tối đa 300 km, vận tốc tối đa 2,5 Mach (hơn 3.062 km/giờ) khi bay ở tầm cao và mang đầu đạn nặng 250 kg. Tên lửa này có thể được phóng từ tàu chiến lẫn tàu ngầm.
Tên lửa Yakhont dài 8,9 m, đường kính 0,7 m, nặng 3 tấn, sải cánh 1,7 m. Đây là loại tên lửa hành trình hiện đại có chức năng tự dẫn đường (thuộc dạng bắn và quên), tránh được radar địch, tốc độ bay siêu thanh (2.600 km/giờ), độ cao tối đa 15 km.
Khi cách mục tiêu 40 km, tên lửa hạ thấp xuống cách mặt biển chỉ 10-15 m và tốc độ tăng lên đến 750 m/giây (3.185 km/giờ), rất khó đánh chặn. Một khi tên lửa phóng đi, thời gian tối đa bay đến huỷ diệt mục tiêu mất 10-15 phút.
Ngoài ra, ngày nay Yakhont còn được dùng làm cơ sở cho việc phát triển tên lửa hành trình diệt hạm BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất. BrahMos có thể phóng đi từ tàu chiến, tàu ngầm, từ trên mặt đất và từ máy bay Su-30. Tên lửa siêu thanh BrahMos có thể bay với tốc độ Mach 3 (3.675 km/giờ).