Hải quân Nga trang bị những vũ khí gì cho lực lượng người nhái chống phá hoại?

PnM |

Mọi thành viên của lực lượng người nhái chống phá hoại đều cần thành thạo kỹ năng chiến đấu tay không và sử dụng dao dưới nước. Ngoài ra, họ còn được trang bị nhiều vũ khí độc đáo.

Vũ khí đặc biệt dùng dưới nước

Theo RIA Novosti, có thể kể đến súng tiểu liên tấn công nhiều môi trường (ADS), súng lục dưới nước và cả súng phóng lựu chống đổ bộ "DP-65". Để thực hiện nhiệm vụ, trong kho vũ khí của lực lượng người nhái có các phương tiện kỹ thuật giúp phát hiện kẻ địch xâm nhập và gài/gỡ mìn cho tàu thuyền.

Hải quân Nga trang bị những vũ khí gì cho lực lượng người nhái chống phá hoại? - Ảnh 1.

Mẫu súng ADS tại triển lãm INTERPOLITEX-2013 (Nguồn ảnh: A.V. Karpenko Источник/bastion-opk.ru)

Các vũ khí dưới nước có thiết kế phức tạp hơn rất nhiều so với vũ khí lục quân thông thường bởi chúng phải đảm bảo không được hỏng hóc khi hoạt động trong môi trường nước biển khắc nghiệt.

Ví dụ, điểm khác biệt chính giữa khẩu ADS và "tổ tiên" A-91 của nó nằm ở cơ chế trích khí với cần gạt chọn chế độ "không khí/nước". Ở vị trí đầu tiên, bên trong súng sẽ kín hoàn toàn để ngăn không cho nước xâm nhập vào.

Hải quân Nga trang bị những vũ khí gì cho lực lượng người nhái chống phá hoại? - Ảnh 2.

Đạn PSP (ở giữa) và đầu đạn được phóng đi (trên cùng)

Ngoài ra, người Nga còn chế tạo riêng cho ADS loại đạn đặc biệt PSP có hiệu quả như nhau trong cả môi trường nước và trên cạn. Tầm bắn tối đa dưới nước là 25 mét. Nghe có vẻ không được xa lắm nhưng trong thực tế thì như vậy là đủ vì tầm nhìn dưới nước thường rất hạn chế.

Tàu và trực thăng hiện đại

Lực lượng người nhái tuần tra vùng ven biển trên những con tàu chống biệt kích 21980 "Grachonok". Thông thường họ hoạt động gần căn cứ nhưng trong trường hợp cần thiết có thể huy động cả máy bay và trực thăng tới tiếp ứng.

Một cuộc tập trận của FSB có sự tham gia của lực lượng người nhái cùng trực thăng

Phạm vi tuần tra của các đơn đặc nhiệm chống phá hoại dưới nước (OSNB PDSS) là những mục tiêu quân sự, còn việc bảo vệ các công trình quan trọng tầm cỡ quốc gia nằm ven biển lại do các thợ lặn của vệ binh Nga Rosgvardi đảm nhiệm.

Những người lính này được huấn luyện tại các cơ sở đào tạo người nhái ở vùng bắc Baikal. Ở đó có đội huấn luyện hải quân vùng Siberia trực thuộc lực lượng vệ binh quốc gia.

Ngoài nhiệm vụ chính là bảo vệ các mục tiêu, những thợ lặn của Rosgvardi cũng tham gia giúp sức cho Bộ tình trạng khẩn cấp (MchS) và lực lượng biên phòng trong các trường hợp khẩn cấp.

Lực lượng người nhái chiến đấu tại căn cứ quân sự Crimea sử dụng vũ khí dưới nước trong huấn luyện phòng ngự chống địch đổ bộ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại