Tư lệnh Hải quân Nga Vladimir Korolev trong bức điện chúc mừng các thuỷ thủ đã tuyên bố về việc Nga đang triển khai đóng hàng loạt các tàu chiến xa bờ thế hệ mới. Theo đó, Hạm đội hải quân là một trong những loại lực lượng vũ trang có hàm lượng khoa học cao nhất, và hiện nay nó đang "ở trong giai đoạn được tích cực trang bị vũ khí mới".
Ra biển, chứ không phải đại dương
Theo phân khúc chung (nhưng ở Nga, việc phân khúc này bị giữ bí mật), khu vực xa bờ bắt đầu từ 500 hải lý (800km) trở ra. Không ít phương tiện truyền thông Nga coi khu vực xa bờ và đại dương, mà khoảng cách vượt 1.000 hải lý (1.800km) trở ra.
Sự hiện diện trên đại dương xác định bởi khả năng tàu chiến của một quốc gia giương cờ trên khu vực xa bờ và đại dương.
Với Nga, ở đại dương chỉ có các tàu ngầm nguyên tử và tàu chiến hạng một (khu trục hạm, tuần dương hạm, tàu đổ bộ đa năng/mang trực thăng, tàu sân bay) "lảng vảng" và thông thường các tàu này được trang bị lò phản ứng hạt nhân.
Hiện nay trên thể giới chỉ tồn tại duy nhất một hạm đội đại dương thực sự - đó là Hải quân Mỹ.
Trong thành phần của Hải quân Mỹ có 11 tàu sân bay, hơn 60 khu trục hạm lớp Arleigh Burke, hai khu trực hạm Zumwalt, trên 20 tuần dương hạm lớp Ticonderoga và 9 tàu đổ bộ đa năng lớp America và Wasp.
Sự dẫn đầu tuyệt đối của Mỹ được giải thích bằng việc cần thiết phải tăng cường lực lượng tại chiến trường ngoài khơi xa.
Từ thời Thế chiến thứ hai, Hạm đội hải quân Mỹ là lực lượng tích cực tham gia vào tất cả các cuộc xung đột vũ trang, nơi mà có sự hiện diện của Mỹ. Sau khi Liên Xô tan rã, Washington vẫn chưa tìm được đối thủ cạnh tranh xứng tầm hoặc đồng minh với những năng lực tương đương.
Khu vực xa bờ - đó là nơi có nhiều các cường quốc còn lại như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp và Nga đều đang tăng cường hiện diện mạnh mẽ.
Phải thừa nhận một cách nuối tiếc rằng, Nga yếu thế rõ nét so với hải quân của những quốc gia nêu trên, nếu không tính đến tiềm lực của hạm đội tàu ngầm nguyên tử mà vì đặc thù (kiềm toả chiến lược Mỹ) chủ yếu chỉ tham gia tại khu vực đại dương.
Vào thời điểm hiện nay, tổng số lượng tàu chiến xa bờ của Hạm đội hải quân Nga ước vào khoảng 50 chiếc, thậm chí một phần đang trong quá trình tu sửa hoặc nâng cấp.
Trong 30 năm qua, Nga không sản xuất được một chiếc tàu chiến đại dương nào, đây được coi là một thảm hỏa với cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Tất cả những tàu chiến lớn của Nga (choán nước trên 5.000 tấn) thuộc thành phần Hải quân Nga đều chỉ là các tàu hộ vệ hoặc tàu tuần tra khu vực xa bờ.
Những chiếc tàu dang dở
Cho tới ngày hôm nay, các xưởng đóng tàu của Nga mới chỉ hoàn thành được 4 chiếc tàu hộ vệ. Đó là 3 chiếc thuộc đề án 11356P/M Burevestnik gồm "Đô đốc Grigorovich" (năm 2016), "Đô đốc Essen" (2016), "Đô đốc Makarov" (2017) và một chiếc tàu hộ vệ đề án 22350 "Đô đốcGorshkov" (2018).
Việc triển khai cả hai đề án gặp phải những vấn đề khá nghiêm trọng. Một trong những lý do - đó là việc chấm dứt hợp tác kỹ thuật-quân sự với Ukraine.
Theo chỉ thị của chính quyền Kiev, nhà máy đặt ở Nikolaev từ chối cung cấp các động cơ tuốc bin khí. Điều này đã khiến thời hạn bàn giao các tàu chiến phải lùi lại vài năm. Việc thay thế các động cơ nhập khẩu trong những năm gần đây do công ty "Saturn" của Nga chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, có không ít khó khăn xuất hiện trong quá trình nghiên cứu chế tạo các hệ thống vũ khí mới. Cụ thể, tập đoàn Almaz-Antey (Nga) chậm tiến độ chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không phóng thẳng đứng Poliment-Redut.
Những lần phòng thử đầu tiên từ tổ hợp này đã thực hiện vào năm 2012 và thất bại. Cần phải bỏ ra hơn 6 năm nữa để khắc phục các yếu điểm này. Hôm 11/2/2019, ông Korolev mới thông báo về việc hoàn tất quá trình thử nghiệm cấp quốc gia.
Tàu khinh hạm Đô đốc Essen phóng tên lửa hành trình Kalibr tấn công khủng bố ở Syria.
Trong thông điệp gửi Hội đồng Liên bang, tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về việc "trong thời gian tới 5 chiếc tàu chiến mặt nước xa bờ sẽ triển khai đóng mới, thêm 16 chiếc thuộc lớp này sẽ được bàn giao cho Hạm đội hải quân từ nay đến năm 2027".
Bộ Quốc phòng Nga không cung cấp bất cứ lời giải thích nào liên quan tới tuyên bố này của người đứng đầu Nhà nước. Căn cứ vào những kế hoạch hiện nay, Hạm đội hải quân chỉ có thể tiếp nhận một vài tàu hộ vệ.
Theo thông tin mở, đến năm 2027 sẽ có 5 chiếc tàu khinh hạm đề án 22350 (2 chiếc đang được đóng, 2 chiếc đã ký hợp đồng) được bàn giao cho hạm đội. Thêm 3 chiếc thuộc đề án 11356P/M đã được hạ thuỷ, nhiều khả năng, sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ. Thoả thuận bán đã được thống nhất vào tháng 11/2018.
Đến năm 2027, Nga đảm bảo sẽ bàn giao 10 chiếc tàu (5 chiếc tàu hộ vệ đề án 22350 cộng thêm 5 chiếc mà đã được ông Putin đề cập tới). Tuy nhiên, căn cứ từ tuyên bố của Tổng thống cho thấy, tổng cộng sẽ có 21 tàu chiến xa bờ sẽ được bàn giao cho Hạm đội hải quân. Giải thích thế nào cho sự mất cân đối này?
Hoàn toàn có khả năng đó là đề án các tàu hộ vệ xa bờ mới mà ông Korolev đã chia sẽ mới đây. Chính những tàu chiến này sẽ được triển khai đóng mới trong những năm tới. Nếu đúng như vậy, thì quyết định này có vẻ không đồng nhất.
Một mặt, trong thành phần Hạm đội hải quân sẽ có tận 3 loại tàu hộ vệ xa bờ, có nghĩa là số lượng tàu chiến của hạm đội hải quân không lớn lắm của Nga tiếp tục được nhân lên khi tăng tính đa dạng của khí tài và kéo theo – chi phí để duy trì chúng.
Mặt khác, các tàu chiến mới sẽ có thể là phiên bản cải tiến của đề án 22350 hoặc Burevestnik. Trong trường hợp này, hạm đội có thể bảo đảm được tỷ lệ đồng nhất cần thiết.
Tạm thời không thể phỏng đoán được các tàu chiến xa bờ còn lại mà tổng thống Putin từng nói sẽ là những loại nào.
Trong thông điệp gửi Hội đồng Liên bang, có thể đó là những tàu chiến loại khác, lấy ví dụ tàu đổ bộ lớp Priboy hoặc tàu khu trục Lider (nhưng những tàu chiến này thuộc khu vực đại dương), hoặc về các tàu chiến hạng nhất được nâng cấp.
Mô hình tàu khu trục Lider.
Trả lời công chúng
Một trong những yếu điểm trong chính sách thông tin của Nhà nước Nga đó là tính công chúng không cao, mong muốn rõ nét của chính quyền là giữ kín các kế hoạch.
Trong khi đó, ở Mỹ, người ta thường xuyên công bố các báo cáo với đánh giá chi tiết về khả năng chiến đấu của Các lực lượng vũ trang, phân tích những thách thức và mối đe doạ tới an ninh quốc gia. Trong những tài liệu, này có thể tìm thấy thông tin về việc tiền của người dân sẽ được sử dụng vào đâu.
Tất nhiên, người Mỹ không hé lộ tất cả những dự liệu, nhưng các tài liệu mà được công khai giúp người dân có thể đưa ra một bản chi phí sơ bộ.
Ở Nga, các chuyên gia và phóng viên khó thể tiếp cận lượng lớn thông tin. Sự kín đáo này sẽ dẫn tới điều mà chúng ta nhìn thấy trong thực tiễn, lấy ví dụ trong Thông điệp Liên bang của TT Nga và tuyên bố của Tư lệnh Hải quân về các tàu chiến xa bờ thế hệ mới có những điểm khác biệt.
Những tuyên bố của ông Putin về 21 chiếc tàu chiến và chỉa sẻ Tư lệnh Hải quân Nga Korolev về "các tàu hộ vệ thế hệ mới" cần tối thiểu một sự giải thích, nhưng chính họ, cũng như những quan chức khác của Nga, dường như, không vội vàng làm điều này.