Ở Trung Quốc, khi kinh tế nông thôn chưa phát triển như vũ bão, người dân ngày đêm vất vả lo cho cuộc sống của mình. Không những vậy, các gia đình còn đặt kỳ vọng, mong con cái ngày càng thành đạt, tương lai có thể "đổi đời" sinh sống tại thành phố.
Vì vậy, nhiều thế hệ sinh ra ở nông thôn đặt mục tiêu đó là phải có nhà mới ở thành phố.
Bất động sản mang một ý nghĩa sâu sắc trong xã hội Trung Quốc. Đối với những người trẻ, việc sở hữu một ngôi nhà được coi là điều bắt buộc trước khi lập gia đình. Thay vì đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, các hộ gia đình Trung Quốc phân bổ phần lớn tiền tiết kiệm vào bất động sản, với tỷ lệ cao hơn gấp đôi so với người Mỹ.
Ngoài ra, tác động của giá bất động sản có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế bằng cách khiến người mua sắm Trung Quốc phải giảm chi cho các thiết bị, quần áo, đồ trang sức hoặc xe hơi. Tuy nhiên hiện nay trong xã hội Trung Quốc, người trẻ đang hình thành xu hướng mới. Thay vì mua nhà ở thành phố, một bộ phận cho rằng nên về quê xây nhà.
Bùng nổ nhà ở nông thôn
Cách đây vài năm, với sự nóng lên của trào lưu cho vay thế chấp, nhiều bạn trẻ ở quê lên thành phố mua nhà mới. Trong cơn sốt này, người người nhà nhà dùng tiền tiết kiệm để mua nhà tại thành phố. Ngay cả khi tiền tiết kiệm của không đủ để mua nhà, họ sẽ tìm cách vay mượn tiền từ người thân và bạn bè. Tất cả là vì một tương lai tốt đẹp hơn ở thành phố.
Dẫu vậy xu hướng mua nhà ở thành phố của người dân nông thôn ngày càng giảm trong những năm gần đây. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
1. Xu hướng quay về an hưởng tuổi già
Cái gọi là "lá rụng về cội" là điều mà bao người khao khát. Phần lớn những người xa quê đều mong muốn được trở về quê hương vào những năm cuối cùng của cuộc đời. Mảnh đất thôn quê chính là đã nuôi dưỡng họ nên người trong nhiều thập kỷ.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Vài năm trở lại đây, liên tục rộ lên trào lưu người dân nông thôn mua nhà chỉ vì mục đích sinh hoạt của con cái sau. Khi còn trẻ, để thuận lợi cho con cái phát triển cũng như công việc, nhiều người mua nhà ở thành phố cho tiện. Khi đã đạt được những dấu mốc nhất định, tích lũy được một số tiền, những người này sẽ về quê để xây nhà.
Ở thành phố càng lâu và càng lớn tuổi thì con người càng nhớ quê hương. Đó chính là một trong những lý do khiến nhiều người ở Trung Quốc quyết định rời thành phố để về quê xây nhà. Vì thế, ngày càng nhiều người trẻ chọn cách mua một "mái ấm" ở quê và thuê một căn hộ, hay ngôi nhà tại thành phố họ đang sinh sống.
2. Chi phí hàng ngày ở thành phố quá lớn
Một thanh niên mua nhà ở Bắc Kinh cho biết: “Tôi hiện đang chịu một khoản thế chấp với lãi suất hơn 10.000 nhân dân tệ mỗi tháng”. 26 tuổi, chàng trai trẻ sở hữu ngôi nhà khang trang nhưng lương mỗi tháng chỉ mấy chục ngàn nhân dân tệ. Thoạt nhìn, anh ấy đích thực thuộc tầng lớp thượng lưu, nhưng trên thực tế, không ai ngờ rằng đó là một “con nợ”.
Nhiều người dân khác sống ở đô thị cũng chia sẻ khó khăn tương tự khi phải thắt chặt chi tiêu ở thành phố. Mặc dù nơi đây cung cấp nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp, nhưng áp lực tài chính cho nhà ở, sinh hoạt phí khiến họ cảm thấy áp lực và không hài lòng về cuộc sống.
Anh Lâm, năm nay vừa tròn 30 tuổi, cho biết, mọi người đều cho rằng người Bắc Kinh không cần lo nhà cửa, tài chính chắc hẳn sẽ dư dả. "Đây hoàn toàn là một quan niệm sai lầm. Người Bắc Kinh không phải ai cũng giàu có. Những người khác có thể lựa chọn về quê để sinh sống nếu cảm thấy cuộc sống ở thành thị quá đắt đỏ và khó khăn. Nhưng những người sinh ra ở đô thị như tôi không thể có lựa chọn nào khác, buộc phải gắn bó cả đời ở nơi đông đúc và khắc nghiệt này".
3. Không đủ tiền mua một căn nhà ở thành phố
Không thể phủ nhận rằng sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cũng dẫn đến lạm phát. Trong tình hình bão giá như hiện nay, giá cả liên tục tăng, giá nhà đất cũng không đứng yên.
Mặc dù giá nhà đất ở nhiều thành phố đã giảm nhưng mặt bằng chung vẫn ở mức cao. Theo số liệu thống kê, giá nhà đất trung bình ở Trung Quốc cũng trên 9.000 nhân dân tệ/m2. Do đó, nếu muốn mua một căn nhà diện tích 100m2 ở thành phố thì người dân cần khoảng 1 triệu nhân dân tệ.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Đối với những người ở nông thôn, thay vì bỏ ra 1 triệu NDT để mua một ngôi nhà nhỏ, ít diện tích thì họ có thể xây ngay một biệt thự lớn trong làng, sẽ thoải mái hơn khi ở. Thêm vào đó ngay cả khi chọn những vật liệu tốt nhất, cộng với nhân công và trang trí, toàn bộ chi phí xây dựng có thể dưới 2.000 nhân dân tệ/mét vuông. Để xây một tòa nhà có diện tích khoảng 200 mét vuông, tổng chi phí có thể thấp hơn hơn 400.000 nhân dân tệ.
Vì vậy, nhiều người chọn xây nhà ở chính quê mình thay vì mua nhà ở thành phố, nhưng thời điểm khác nhau lại có những quan niệm khác nhau. Về công việc, một số người vẫn thích sống trong một ngôi nhà ở thành phố dù nó chật hẹp.
4. Xây nhà ở quê cũng là đầu tư cho cuộc sống sau này
Nhà nước Trung Quốc đã ban hành các chính sách khác nhau về đất đai ở nông thôn nhằm đảm bảo các quyền cơ bả. Trong thời kỳ này, lãnh đạo của đất nước tỷ dân đã tiến hành công tác xác định quyền về nhà ở và bảo vệ các quyền và lợi ích khác nhau về đất đai của người dân.
Chúng ta biết rằng nhà ở thương mại ở khu vực thành thị ít phù hợp với người cao tuổi hơn so với nhà ở tự xây dựng ở khu vực nông thôn. Thứ nhất là diện tích sử dụng thực tế của nhà ở thương mại nhỏ, dẫn đến không gian cho người cao tuổi bị hạn chế.
Diện tích nhà tự xây ở nông thôn thường trên 200m2, có sân rộng. Vì vậy, sống trong nhà tự xây ở nông thôn không có cảm giác chán nản, gò bó như nhà ở thương mại ở thành phố, càng có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của người cao tuổi.
Ngoài ra, nhà ở nông thôn tự xây cũng có thể được thiết kế và thi công theo ý thích của bản thân và hoàn cảnh thực tế của gia đình nên an tâm hơn khi ở.
Theo 163