Góc khuất của cuộc đời người chuyển giới Thái Lan: Xã hội chấp nhận nhưng gia đình chối bỏ, ước mơ làm giáo viên quá xa xôi

IMACHO |

Cứ tưởng người chuyển giới ở Thái Lan có cuộc đời dễ thở sau khi được sống đúng với giới tính của mình nhưng không, họ cũng có những góc khuất không phải ai cũng thấu hiểu.

Nếu như Hàn Quốc nổi tiếng với dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh sửa gương mặt thì Thái Lan lại được biết đến như một vùng đất có nền công nghiệp chuyển giới cực kỳ phát triển. 

Ở xứ sở chùa vàng, dịch vụ này khá phát triển và được xã hội chấp nhận. 

Cứ tưởng người chuyển giới ở Thái Lan có cuộc đời dễ thở sau khi được sống đúng với giới tính của mình nhưng không, họ cũng có những góc khuất không phải ai cũng thấu hiểu.

Góc khuất của cuộc đời người chuyển giới Thái Lan: Xã hội chấp nhận nhưng gia đình chối bỏ, ước mơ làm giáo viên quá xa xôi - Ảnh 1.

Biển quảng cáo du lịch "Go Thai, Be Free" có nghĩa là đến Thái Lan được sống tự do nhưng cộng đồng người chuyển giới tại đây lại không nghĩ vậy.

Có lẽ hiếm có nơi nào trên thế giới mà người chuyển giới được chấp nhận như người bình thường ở Thái Lan. Họ làm việc trong tiệm làm tóc, cửa hàng mát xa và một số còn trở thành hướng dẫn viên du lịch. 

Người chuyển giới cũng thường được nhìn thấy thường xuyên trên xe buýt hoặc tàu lửa. Đó là những người đàn ông mặc quần áo của nữ giới, không ít đã làm ngực hoặc tiêm hóc môn nữ. 

Ngoài ra, không ít trong số đó đã hoàn toàn gạt bỏ hoàn toàn những đường nét đàn ông trên cơ thể.

Tuy nhiên, Thái Lan cũng không hẳn là thiên đường đối với người chuyển giới, ít nhất là đối với 3 người mà Spiegel tiến hành phỏng vấn.

Thanaporn Phromphron: Bị gia đình chối bỏ

Nếu như bố Thanaporn nhìn thấy con mình mặc bộ váy màu vàng óng, xẻ ngực, đeo bông tai với đôi môi được sơn màu đỏ chót, có lẽ ông ấy sẽ rất sốc. 

Tất cả những gì bố Thanaporn biết là con mình làm việc ở khu phố đi bộ nổi tiếng của thành phố biển Pattaya.

Thanaporn Phromphron, 37 tuổi, đứng dưới ánh đèn mập mờ tại chỗ làm của mình là một quán bar có tiếng ở Pattaya. Đứng cạnh cô là một người chuyển giới mặc bộ váy ngắn cũn cỡn đang cố gắng quyến rũ người đàn ông Mỹ.

Góc khuất của cuộc đời người chuyển giới Thái Lan: Xã hội chấp nhận nhưng gia đình chối bỏ, ước mơ làm giáo viên quá xa xôi - Ảnh 2.

Thanaporn là con trai út trong một gia đình làm nông ở vùng quê phía tây Thái Lan. Cô nhận ra giới tình thật của mình từ năm lên 6. 

Vào năm 19 tuổi, cô rời nhà đi học đại học, bắt đầu mặc đồ như con gái và tiêm hóc môn nữ. 

Thời điểm đó, bố Thanaporn không hề chấp nhận con trai mình trong hình hài một đứa con gái nhưng mẹ cô thì khác, bà dần dần chấp nhận sự khác biệt của con mình.

Sau khi học xong, Thanaporn trở về quê rồi làm một vài công việc lặt vặt nhưng vẫn không thể trả hết được khoản nợ trước đó cô mượn để thanh toán học phí. 

Đó là lúc Thanaporn quyết định sử dụng “vốn trời cho” để kiếm tiền. Cô chuyển đến Pattaya sinh sống và trở thành ladyboy, từ chỉ người chuyển giới.

Chỉ trong vòng vài tháng, Thanaporn đã có thể kiếm được số tiền gấp 6 lần lương của 1 giáo viên. Nhờ đó mà cô không cần sống dựa vào bố mẹ, trở nên tự lập và tự do hơn.

Góc khuất của cuộc đời người chuyển giới Thái Lan: Xã hội chấp nhận nhưng gia đình chối bỏ, ước mơ làm giáo viên quá xa xôi - Ảnh 3.

Với số tiền đó, Thanaporn có thể thực hiện ca phẫu thuật làm ngực đầu tiên. Cô vừa nói vừa đưa ra tay lên chạm vào bộ ngực đồ sộ của mình với đầy niềm tự hào. 

Thanaporn hiện vẫn còn là đàn ông về mặt sinh lý bởi ca phẫu thuật này khá đắt tiền. Thêm nữa, cô đã có thể làm được rất nhiều công việc với vẻ ngoài hiện tại.

Thanaporn không có ý định làm ladyboy cả đời. Thay vào đó, cô dành dụm với ý định mở một cửa hàng bán mỹ phẩm nhỏ ở Pattaya vào năm mình 40 tuổi. 

Thanaporn chưa từng nghĩ đến chuyện trở về quê nhà dù cho mối quan hệ của 2 bố con cô đã dần cải thiện theo thời gian. Gần đây, Thanaporn còn gửi tiền về nhà để phụ giúp tài chính nên giới tính không còn là vấn đề đối với gia đình cô.

Câu chuyện của Thanaporn cũng là hoàn cảnh của nhiều người chuyển giới ở Thái Lan. 

Dù người dân xứ sở Chùa Vàng luôn dành sự tôn trọng và lịch sự đối với cộng đồng người chuyển giới nhưng khi người thân có ý định phẫu thuật để trở về đúng giới tính của mình thì họa lại ra sức phản đối.

Worawalun Taweekarn: Quá đẹp để làm giáo viên

Worawalun Taweekarn luôn mơ ước được trở thành giáo viên dạy toán và đã hoàn tất các khóa học cần thiết trong vòng 2 năm để được làm công việc mình yêu thích. 

Trở ngại lớn nhất ngăn cản Worawalun đến với ước mơ của mình là giới tính của cô.

Góc khuất của cuộc đời người chuyển giới Thái Lan: Xã hội chấp nhận nhưng gia đình chối bỏ, ước mơ làm giáo viên quá xa xôi - Ảnh 4.

Em thật cuốn hút. Các học sinh chắc sẽ suốt ngày 'thả thính' em mất” - một trong những giáo viên nói với Worawalun trong buổi phỏng vấn đầu tiên của cô.

Em không có vấn đề gì với chuyện đó. Xin hãy cho em một cơ hội để thể hiện bản thân có thể làm được điều mình nói” - Worawalun ra sức thuyết phục mọi người nhưng cuối cùng cô vẫn không được nhận vào làm.

Năm đó, Worawalun bị từ chối ở tất cả những trường học cô nộp đơn ứng tuyển. 

Worawalun làm gia sư tại nhà được một thời gian thì quyết định đăng ký tham dự Hoa hậu Hoàn vũ Tiffany, cuộc thi sắc đẹp dành cho người chuyển giới nổi tiếng ở Thái Lan, và giành được thứ hạng 11.

Trong phần phỏng vấn, Worawalun không ngại kể về câu chuyện đi xin việc của mình. Không chỉ vậy, thời gian đi làm thực tập sinh ở trường đại học, cô phải đội đầu tóc giả để che đi mái tóc dài bên trong cũng như giấu đi giới tính thật của mình.

Góc khuất của cuộc đời người chuyển giới Thái Lan: Xã hội chấp nhận nhưng gia đình chối bỏ, ước mơ làm giáo viên quá xa xôi - Ảnh 5.

Worawalun trong lúc làm thực tập sinh giảng dạy.

Video phỏng vấn ấy sau đó được đăng lên mạng và trở nên viral, giúp Worawalun nhận được rất nhiều sự ủng hộ và động viên. 

Vậy nhưng, không ít người lại bày tỏ sự ghét bỏ đối với cô gái trẻ, đa số đến từ chính những người chuyển giới nữ như Worawalun.

Năm 2018, Worawalun tiếp tục nộp đơn ứng tuyển làm giáo viên. 

Tuy nhiên, một vị hiệu trưởng lại đưa ra lời khuyên cô nên làm drag queen, có thể kiếm được rất nhiền tiền, hơn hẳn công việc “gõ đầu trẻ”. Một người đứng đầu trường nữ thì lại từ chối nhận Worawalun vào làm việc, trừ khi cô là đàn ông thực thụ.

Sau nhiều tháng bị từ chối, Worawalun nhờ đến sự hỗ trợ của luật pháp nhưng luật sư lại thừa nhận trường hợp này rất khó để giành chiến thắng, bởi vì không thể chứng minh sự phân biệt chủng tộc với quan tòa.

Dù vậy, Worawalun vẫn gửi đơn kiến nghị lên Ủy ban chống phân biệt giới tính hồi giữa tháng 5 vừa qua với mong muốn đòi lại công bằng cho mình.

Tôi không ép bất cứ ai phải nhận mình vào làm. Tôi chỉ muốn có được cơ hội như những ứng viên khác mà thôi” - Worawalun nói.

Tanwarin Sukkhapisit: Đấu tranh cho quyền lợi của người chuyển giới

Vào một ngày trời nắng nóng tháng 5, Tanwarin Sukkhapisit, 45 tuổi, vừa tiếp chuyện với phóng viên ở nhà riêng thuộc thành phố Nakhon Ratchasima, vừa khóc. Đó là giọt nước mắt cô dành cho mẹ và cho những người mình cảm thấy biết ơn.

Góc khuất của cuộc đời người chuyển giới Thái Lan: Xã hội chấp nhận nhưng gia đình chối bỏ, ước mơ làm giáo viên quá xa xôi - Ảnh 6.

Khi Tanwarin quyết định chuyển giới, mẹ là người ủng hộ cô nhiệt tình. Thậm chí, sau đó, bà còn góp ý về gu thời trang để giúp con gái trông cá tính hơn. 

Nhờ sự hỗ trợ của mẹ nên Tanwarin đã hoàn tất ca phẫu thuật thành công và trở thành thành viên chuyển giới đầu tiên của quốc hội Thái Lan, tập trung vào việc xóa bỏ những rào cản ngôn ngữ cũng như bất lợi trong luật pháp dành cho người chuyển giới.

Trước đây, trên giấy tờ Tanwarin vẫn là giới tính nam nên cô buộc phải nhập ngũ. Rất nhiều đêm Tanwarin bị những người lính cùng phòng bắt ép phải giở áo lên cho họ xem cô có ngực hay không. 

Nhiều người chuyển giới nữ bị bắt nhốt trong nhà tù giam vì giới tính của họ không được thay đổi trên hộ chiếu.

Góc khuất của cuộc đời người chuyển giới Thái Lan: Xã hội chấp nhận nhưng gia đình chối bỏ, ước mơ làm giáo viên quá xa xôi - Ảnh 7.

Gần đây, Thái Lan hợp thức hóa các mối quan hệ đồng tính nhưng lại không cho phép họ kết hôn. Đây cũng là vấn đề khiến Tanwarin trăn trở và mong muốn được giải quyết triệt để.

Luật pháp nên đơn giản hóa lại và cho phép kết hôn giữa ‘hai con người’ với nhau mà không cần phải tuân theo bất cứ giới hạn nào” - Tanwarin nói.

Hồi tháng 5 vừa qua, Tanwarin xuất hiện lần đầu tiên trước hội đồng Thái Lan. Tại đây, cô muốn cho mọi người biết được rằng: “Đây là tôi và đây là diện mạo của tôi. Chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến những người như tôi”.

Những kiến nghị của Tanwarin không nhận được sự đồng tình của hầu hết các thành viên hội đồng nhưng cô quyết tâm sẽ chiến đấu đến cùng cho lý tưởng của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại