"Giờ G" đã điểm, Nga vẫn khó đoán ở Idlib: S-400 Thổ Nhĩ Kỳ "lên nòng khai hỏa", nỗ lực NATO "đổ sông đổ bể"?

Mạnh Kiên |

COVID-19 đã cản trở NATO nỗ lực can ngăn Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt hệ thống phòng không S-400. Trong khi đó, thái độ của Nga ở Idlib sẽ là điều quyết định xem Ankara có khai hỏa S-400 hay không.

Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến ​​sẽ kích hoạt hệ thống phòng không S-400 từ Nga trong những tuần tới, theo tuyên bố từ các quan chức cấp cao nhất, bao gồm cả Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, trong những tháng qua.

Trước đó, lô hàng hệ thống phòng không do Nga sản xuất đã bắt đầu được chuyển giao vào tháng 7/2019 và kết thúc vào cuối năm ngoái. Hệ thống phòng không tinh vi và các bộ phận kèm theo đã được lắp đặt tại một căn cứ quân sự gần Ankara kể từ đó.

Giới quan sát tin rằng quá trình đào tạo kíp vận hành Thổ Nhĩ Kỳ bởi các chuyên gia Nga sắp hoàn thành trong khi các thử nghiệm ban đầu về S-400 cũng đã được thực hiện. Thương vụ kéo dài nhiều năm sẽ kết thúc với thông báo kích hoạt hệ thống S-400 chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ trong vài ngày tới.

Cho đến lúc này, Mỹ đã đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ do mua vũ khí Nga nhưng chưa bắt đầu thực hiện chúng ngoại trừ việc đình chỉ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chương trình phát triển tiêm kích tàng hình F-35.

Tranh cãi giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ - cũng như các đồng minh NATO khác - về quyết định kích hoạt S-400 đã trở nên dịu xuống sau khi Ankara tham gia vào cuộc xung đột quân sự trực tiếp với quân đội Syria và gián tiếp với Nga ở Idlib vào tháng 1 và tháng 2.

Sự leo thang ở Idlib đã dẫn đến một sự hòa giải dần dần giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ trong giai đoạn này giữa bối cảnh Ankara yêu cầu NATO phải làm nhiều hơn để bảo vệ không phận trước một cuộc tấn công tên lửa tiềm năng từ Syria.

Cả Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và lãnh đạo cao nhất của Mỹ đã thể hiện sự ủng hộ bằng một số cam kết cho Thổ Nhĩ Kỳ .

Tuy nhiên, hai tháng đã trôi qua kể từ đó, không có phản ứng cụ thể nào được đưa ra với Ankara và lý do chính vẫn là sự bất đồng trong việc triển khai S-400 trên lãnh thổ NATO.

Cuộc họp cấp bộ trưởng trực tuyến của NATO tuần trước đã chứng minh thực tế này một lần nữa. Đại sứ Mỹ tại NATO Kay Bailey Hutchison nhắc lại thực tế là các đồng minh đang thực hiện viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ nhưng một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải loại bỏ các thiết bị quân sự của Nga .

"Chúng tôi hy vọng có thể tập hợp các gói hỗ trợ giúp ích cho Thổ Nhĩ Kỳ và chúng tôi cũng mong muốn Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga, thứ đang cản trở mọi sự cung cấp của NATO cho Thổ Nhĩ Kỳ trước các cuộc tấn công của Syria", Đại sứ Hutchison nói tại Brussels hôm 1/4.

Tuy nhiên, quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ đã không thay đổi dẫu cho Mỹ và NATO đã nhiều lần đề nghị một cách nhún nhường.

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 10/3, Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu đã phản đối quan điểm của Mỹ bằng cách nhấn mạnh rằng S-400 sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề kỹ thuật hoặc an ninh nào cho thiết bị quân sự của Mỹ được triển khai trên đất Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Cavusoglu cũng lặp lại sự kiên quyết của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc triển khai và kích hoạt S-400.

Theo Hurriyet Daily News, bị tổn hại nặng nề trong cuộc chiến chống lại virus corona, rõ ràng là các ngoại trưởng của khối NATO đã không có nhiều thời gian để thảo luận về các vấn đề an ninh quan trọng khác, bao gồm cả Syria.

Các bộ trưởng quốc phòng của liên minh dự kiến ​​sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào giữa tháng 4, nhưng chương trình nghị sự chính của họ sẽ tiếp tục là COVID-19.

Về cơ bản, đại dịch đã hoàn toàn chiếm lĩnh chương trình nghị sự quốc tế. Nhưng một số chủ đề nhất định sẽ không dễ dàng thoát khỏi sự chú ý của quốc tế và việc kích hoạt S-400 là một trong số đó.

Nhiều người ở Ankara tin rằng việc kích hoạt các hệ thống của Nga sẽ bị trì hoãn vì Thổ Nhĩ Kỳ muốn xem tình hình ở Idlib của Syria sẽ phát triển như thế nào trong giai đoạn tới giữa một lệnh ngừng bắn mong manh ở khu vực này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại