Giật mình vì số tiền Nga chi cho các căn cứ ở những nước đồng minh: Siêu cường bá chủ TG?

Bảo Lam |

Sau khi ký kết các thỏa thuận chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô, Nga đã tiếp nhận tất cả các quyền và trách nhiệm của Liên Xô đối với cả các lực lượng vũ trang.

Thực tế, nhiều nước cộng hoà sau đó đã yêu cầu Nga rút toàn bộ quân đội khỏi lãnh thổ các quốc gia độc lập.

Tuy nhiên, trên lãnh thổ một số quốc gia vẫn còn các căn cứ phi quân sự nhưng hoàn toàn có thể phục vụ cho việc đảm bảo duy trình hoạt động của các đơn vị đóng quân một cách bình thường.

Hiện nay Nga đang trả tiền để thuê hàng chục các địa điểm ở nước ngoài làm căn cứ quân sự, nhưng ít khi phải trả trực tiếp bằng tiền, nhất là trong trường hợp thuê các địa điểm trên lãnh thổ các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể. Con số có thể khiến người ta giật mình.

Nói cách khác, an ninh tập thể không phải là thứ để mang ra mặc cả. Bởi vậy phương thức thanh toán cho các thành viên của Tổ chức này hết sức đặc biệt – đó là vũ khí, năng lượng theo giá nội bộ, cắt giảm các khoản nợ cũ hoặc chính sự hiện diện đã là phương thức đảm bảo an ninh trong khu vực, nhưng đôi khi đơn giản chỉ là những cam kết.

Armenia: trao đổi quân sự

Tại Gyumri là nơi đóng quân của căn cứ quân sự Nga số 102 (số lượng binh lính – 4,5 nghìn người).

Hợp đồng triển khai căn cứ này tại Armenia được ký kết vào năm 1995 với thời hạn 25 năm. Mục đích của việc triển khai căn cứ cứ - bảo đảm an ninh của nước cộng hoà này cùng với quân đội quốc gia và thực hiện các trách nhiệm theo Hiệp ước an ninh tập thể.

Mặc dù tiền thuê căn cứ này tại Gyumri Armenia gần như không thu của Nga, nhưng Nga vẫn phải thanh toán bằng vũ khí. Tính đến thời điểm hiện nay, việc cung cấp vũ khí theo thoả thuận tín dụng giữa Armenia và Nga trị giá 20 triệu đôla Mỹ đã hoàn tất.

Với số tiền này Armenia đã bổ sung những vũ khí tầm cỡ với mức giá ưu đãi, gồm:

- Tổ hợp pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch,

- Tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla-S,

- Pháo cối TOS-1A, các tên lửa điều khiển 9M113M, súng phóng lựu RPG-26, súng trường bắn tỉa Dragunov,

- Xe bọc thép Tiger và những loại vũ khí khác.

Armenia cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới nhập khẩu các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch chiến thuật Iskander.

Giật mình vì số tiền Nga chi cho các căn cứ ở những nước đồng minh: Siêu cường bá chủ TG? - Ảnh 1.

Quân đội Armenia khoe vũ khí mới tại duyệt binh lớn nhân Ngày Độc Lập hôm 21/9/2016.

Nhưng đó chưa phải là tất cả, theo các thoả thuận liên chính phủ được ký kết ngàn 24/10/2017, Nga sẽ cung cấp cho phía Armenia khoản tín dụng xuất khẩu quốc gia trị giá 100 triệu đôla Mỹ để mua các sản phẩm quân sự.

Như vậy, căn cứ tại Armenia tiêu tốn mất của phía Nga 300 triệu đôla Mỹ tiền nợ, thêm vào số tiền nợ hiện có 100 triệu đôla.

Tadjikistan: vũ khí và những đồng đôla cho tặng

Căn cứ quân sự 201 của Nga đóng tại nước cộng hoà này – đây là căn cứ lục quân lớn nhất ở bên ngoài lãnh thổ của Nga. Ý nghĩa của nó – cùng với quân đội Tadjikistan bảo đảm an ninh quốc gia (đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể), gìn giữ sự ổn định trong khu vực.

Thêm một căn cứ quân sự nữa của Nga tại Tadjikistan đó là tổ hợp điện quang "Okno". Tổ hợp này (từ thời Liên Xô) thuộc hệ thống kiểm soát không gian vũ trụ. Hiện nay nó hoạt động phục vụ những mục đích của các đơn vị phòng vệ không quân-vũ trụ của Liên Bang Nga.

Giật mình vì số tiền Nga chi cho các căn cứ ở những nước đồng minh: Siêu cường bá chủ TG? - Ảnh 2.

Quân đội Tadjikistan diễn tập chiến đấu với Nga.

Căn cứ này được bàn giao cho Nga. Đổi lại, Moscow đã xoá bỏ khoản nợ 242 triệu đôla. Ngoài ra, trong năm 2006 Nga đã cung cấp cho Dushanbe khoản hỗ trợ quân sự không hoàn lại trị giá hơn 76 triệu đôla Mỹ.

Thêm vào đó, từ năm 2005 đến hết năm 2010, Tadjikistan đã tiếp nhận viện trợ không hoàn lại hơn 13 nghìn đơn vị súng trường và thiết bị cận chiến, hàng nghìn đơn vị khí tài quân sự, bao gồm 317 đơn vị vũ khí tăng thiết giáp.

Kirgizia: Những khoản nợ bị lãng quên

Ở đây Nga thuê căn cứ không quân "Kant" (thời hạn thuê – 49 năm), căn cứ thử nghiệm vũ khí chống hạm của Hải quân Nga, trạm liên lạc của Hải quân, trạm địa chấn tự động và phòng thí nghiệm địa chấn vô tuyến của Lực lượng địa chấn Bộ Quốc phòng Nga.

Năm 2012 chính quyền nước cộng hoà đã tuyên bố rằng "khoản nợ chưa thanh toán của Nga khi thuê các căn cứ từ năm 2008 đến hết năm 2011 ước vào khoảng hơn 15 triệu đôla".

Ngay sau đó Moscow đã trả khoản tiền này, và nhắc nhở về khoản nợ 493 triệu đôla. Sau đó phía Kirgizia kiềm chế hơn, còn Moscow đã quyết định xoá khoảng nợ 240 triệu đôla cho Kirgizia để tạo điều kiện cho quốc gia này vay những khoản tín dụng mới.

Bên cạnh đó Nga hàng năm vẫn thanh toán cho Kirgizia 4,5 triệu đôla để thuê căn cứ thử nghiệm của hải quân Nga tại Issyk-Kula và trạm liên lạc tầm xa của Hải quân Nga.

Giật mình vì số tiền Nga chi cho các căn cứ ở những nước đồng minh: Siêu cường bá chủ TG? - Ảnh 4.

Đội Kirgizia tham dự giải đấu Tank Biathlon tại Nga.

Kazakhstan: Những người kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà

Nga phải bỏ những khoản tiền lớn nhất tại Kazakhstan, nơi có sân bay vũ trụ Baikonur. Để bố trí các căn cứ thử nghiệm và trung đoàn không vận, Nga phải trả 170-200 triệu đôla/năm.

Gần 50 triệu đôla tiền thuê các căn cứ khác: Trung tâm bay thử nghiệm quốc gia số 929, thao trường thử nghiệm "Sary-Shagan", Thao trường trung tâm quốc gia số 4, trạm khĩ thuật vô tuyến, sư đoàn không vận của Không quân Nga, trạm thử nghiệm số 20 và hai trạm đo đạc.

Belarus: khách hàng tự lo

Tại trung tâm Gantzevichi là trạm kỹ thuật vô tuyến "Volga". Số lượng nhân sự trực tiếp liên quan tới việc vận hành trạm này không quá 1200 chuyên gia quân sự và công chức nhà nước.

Nó được Nga thuê theo thoả thuận năm 1995 với thời hạn 25 năm. Nó thuộc thành phần Hệ thống cảnh báo tấn công bằng tên lửa.

Thêm một căn cứ nữa của Nga – trạm liên lạc số 43 Vilake. Nó đảm bảo liên lạc với các tàu ngầm nguyên tử chiến lược của Hạm đội Hải quân Nga. Số lượng nhân sự phục vụ của trạm này không quá 250 chuyên gia quân và dân sự.

Giật mình vì số tiền Nga chi cho các căn cứ ở những nước đồng minh: Siêu cường bá chủ TG? - Ảnh 5.

Tiêm kích Su-30SM của Không quân Belarus

Minsk không lấy tiền thuê các căn cứ quân sự từ phía Moscow. Nhưng theo ý kiến một vài chuyên gia, chúng có thể "móc túi" của Nga khoảng 10-20 triệu đôla/năm.

Thêm nữa, người Mỹ cũng từng đề nghị 10 triệu đôla cho Lukashenko để đưa trạm radar của Nga ra khỏi Belarus. Tổng thống quốc gia này khi đó đã trả lời rằng "tình anh em với Nga không phải để bán".

Các thoả thuận triển khai những căn cứ quân sự nói trên tại lãnh thổ Belarus có hiệu lực đối với phía Belurusia vào ngày 7/6/1996 và có thời hạn đến 7/6/2021, còn kế hoạch từ chối gia hạn những hợp đồng này phía Minsk có thể thông báo với phía Nga trước ngày 6/6/2020.

Trong bối cảnh những cuộc xung đột liên tiếp xảy ra trong lĩnh vực thương mại, dầu khí cũng có thể phỏng đoán rằng phía Belarus không từ chối các khoản tiền.

Chính vì lẽ đó, theo một vài chuyên gia cho biết, trong thời gian tới có thể sẽ bắt đầu công cuộc mặc cả cho những căn cứ quân sự này. Phe đối lập Belarus là những kẻ châm ngòi đầu tiên cho các căn cứ quân sự của Nga.

Tuy nhiên, yếu tố này không đáng phải quan tâm, nhưng điều đó cũng có thể đẩy ban lãnh đạo quốc gia láng giềng phải xem xét lại quan điểm của mình.

Chắc chắn Belarus không chỉ quan tâm tới tiền. Nhiều khả năng, để đổi lại, Minsk sẽ yêu cầu khí tài và vũ khí, cụ thể như hệ thống tên lửa phòng không S-400 hoặc các máy bay chiến đấu với mức giá ưu đãi hoặc trả góp.

Và có thể phỏng đoán rằng Điện Kremlin sẽ nhanh chóng gật đầu bởi vì phía Belarus, cụ thể là quân đội nước cộng hoà này gần như là đồng minh thực sự duy nhất của Nga ở mặt trận phía Tây mà có thể chống lại sự xâm lược từ phía NATO khi cần.

Tuy nhiên, cần phải nhắc lại tình huống liên quan tới trạm radar Gabalinsk ở Azerbaizan. Hồi năm 2012 Bacu yêu cầu mức tiền thuê trạm này là 300 triệu đôla. Sau đó phía Nga đã từ chối dịch vụ này của Azerbaizan, còn khu vực này được trạm radar mới tại Armavira (Nga) chịu trách nhiệm bao phủ.

Trong thời gian tới, vấn đề tồn tại của các căn cứ quân sự Nga trên lãnh thổ Belarus sẽ được xem xét ở cấp cao nhất và có thể hiểu được rằng lãnh đạo hai nước đồng minh sẽ đưa yếu tố an ninh quân sự lên hàng đầu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại