Giáo sư tâm lý học Mỹ: “Tử tế, đồng cảm và quan tâm - Sự độc hại 'ẩn nấp' trong những lời khen ngợi chốn công sở"

Bảo Hân |

Theo Giáo sư West, dấu hiệu nhận biết văn hóa công ty độc hại tiềm ẩn là những tình huống giả tạo thảo mai.

Văn hóa nơi làm việc độc hại là một trong những nguyên nhân lớn nhất đứng đằng sau tình trạng hàng loạt công nhân rời bỏ việc hoặc chuyển đổi nghề nghiệp hậu đại dịch Covid-19.

Chính vì thực trạng đáng lo ngại đó mà nhiều công ty đang được điều chỉnh theo hướng thân thiện, phù hợp hơn, hay còn được gọi với cụm từ "văn hóa tử tế".

Tuy nhiên, lối văn hóa này lại đang dần phát triển theo hướng tiêu cực, gây hại không kém gì so với những áp lực công việc, stress mà các nhân viên đang phải chịu đựng ở chốn công sở.

"Đã có một sự thay đổi lớn xung quanh văn hóa công sở ở các công ty hiện nay. Tử tế, đồng cảm và quan tâm - đó rõ ràng là những đặc điểm tốt cần có ở một nhân viên. Nhưng chúng ta đang nhầm giữa sự thân thiện trong giao tiếp và sự tranh luận, góp ý ngay cả khi cần thiết đối với mọi người", Tessa West - giáo sư tâm lý học tại Đại học New York, Mỹ chia sẻ với CNBC Make It.

Giáo sư tâm lý học Mỹ: “Tử tế, đồng cảm và quan tâm - Sự độc hại ẩn nấp trong những lời khen ngợi chốn công sở - Ảnh 1.

Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng một nơi làm việc độc hại là khi nó thiếu sự tôn trọng, không có sự hòa nhập, gắn kết giữa những người xung quanh, có tính phi đạo đức, thậm chí có những câu nói nhận xét mang yếu tố tiêu cực. Còn nói có các cuộc đối thoại luôn có sự khen ngợi, lấy lòng mới thể hiện việc tử tế và thân thiện.

Tuy nhiên, theo Giáo sư West, trên thực tế, sự tử tế đó chỉ là những phản hồi mang tính an tình, là những hành động tránh né, thể hiện tính vô trách nhiệm.

Những dấu hiệu nhận biết

Đối với văn hóa phương Tây, dấu hiệu nhận biết lớn nhất về một môi trường làm việc "độc hại" đó là khi có vô số lời khen ngợi và mọi người quá thân thiện.

"Những lời khen đôi khi quá thân thiện, khá chung chung có thể áp dụng cho bất kỳ ai, chẳng hạn như: "Thật tuyệt khi được làm việc cùng bạn"; "Bạn rất giỏi, hãy cố gắng phát huy nhé",... đó là những lời giả dối, suy nghĩ không thật lòng.

Mọi người thường có tư duy phải luôn thể hiện sự vui vẻ, tích cực trong mọi tình huống với đồng nghiệp nên thường ngại đưa ra những đánh giá, nhận xét thật lòng về người khác.

Trớ trêu thay, cách duy nhất để phá bỏ rào cản an toàn trong nét văn hóa này về mặt tâm lý chính là sự thẳng thắn, bởi vì bạn sẽ không biết rằng người ta đang thực sự nghĩ gì về bạn", ông nhận định.

Giáo sư tâm lý học Mỹ: “Tử tế, đồng cảm và quan tâm - Sự độc hại ẩn nấp trong những lời khen ngợi chốn công sở - Ảnh 2.

Theo Giáo sư West, dấu hiệu nhận biết văn hóa công ty độc hại tiềm ẩn là những tình huống giả tạo thảo mai.

Điển hình như việc chào hỏi nhau xã giao quá nhiều: "Mọi chuyện ổn chứ?"; "Có cần giúp gì không?"... Hay những sự chúc mừng bên ngoài nhưng bên trong lại đang rất đố kỵ, hơn thua nhau. Rồi nào là việc họ sẽ để ý tất cả những việc làm xấu nhất của bạn để có chuyện bàn tán hay nói trực tiếp với sếp bạn. Trước mặt bạn thì họ khen, nhưng sau lưng thì nghĩ ngược lại hoàn toàn.

Ngoài việc thể hiện sự thiếu tôn trọng, lạm dụng, mà một người thường có phản ứng, quan tâm thái quá tới một vấn đề hay người nào đó, tất cả đều có mục đích và nằm trong sự tính toán.

Cuối cùng là cảm giác mang lại cho người đối diện.

Những người thảo mai có thể "ngụy trang" hành vi, lời nói thành người giao tiếp khéo nhưng không thể che giấu được bản chất.

Hành động của những người giao tiếp khéo léo xuất phát từ tinh thần win-win, do đó cảm giác họ mang đến sẽ khác biệt. Ranh giới này rất mong manh, nhưng lại khá chuẩn nếu áp dụng trong việc nhìn người, đặc biệt với những người có trực giác tốt.

Nhà tâm lý học Wharton Adam Grant giải thích trong một podcast cho biết: "Bạn không cần có trách nhiệm phải giải trình. Vì quá lo lắng trong việc phải hòa hợp với người khác, nhiều người coi trọng các mối quan hệ hơn kết quả công việc.

Từ đó, họ trở thành người vô trách nhiệm, luôn trong trạng thái lo lắng, hoảng sợ và dần đánh mất sự nghiệp của chính mình".

Bắt đầu từ những yêu cầu nhỏ nhất

Bất kể là ai đi làm đều quan tâm đến quyền lợi, chỉ là nhiều hay ít và quyền lợi đó là gì. Không ai có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi có nên thảo mai, thân thiện ở nơi công sở để được việc hay không, ngoại trừ chính bạn.

Hiểu rõ mình muốn gì, phù hợp với điều gì là chìa khóa để có đáp án chính xác cho câu hỏi có nên thảo mai trong môi trường công sở để được việc.

Bạn có thể thảo mai hoặc không, miễn là hài lòng với phiên bản này của chính mình.

Ban đầu, có thể bạn sẽ chưa biết phải làm như thế nào. Vậy thì hãy để cán cân nghiêng về một phía tùy từng trường hợp và thời điểm trong sự nghiệp mà bạn lựa chọn. Khi đã trưởng thành hơn theo năm tháng, bạn sẽ tự biết cách điều chỉnh bản thân để đưa cán cân trở về trạng thái cân bằng.

Giáo sư tâm lý học Mỹ: “Tử tế, đồng cảm và quan tâm - Sự độc hại ẩn nấp trong những lời khen ngợi chốn công sở - Ảnh 3.

Bản chất của thảo mai không xấu hoàn toàn tùy thuộc vào mức độ mà bạn tạo lập cho bản thân.

Nếu muốn thoát khỏi sự thân thiện hay thảo mai quá mức, theo Giáo sư West, bạn có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu phản hồi trung thực, mang tính xây dựng cho chính mình.

"Bạn có thể yêu cầu phản hồi những thứ nhỏ nhất, điển hình như các câu hỏi nhỏ liên quan đến công việc, sau đó tiến dần đến vấn đề khác quan trọng hơn về bản chất", ông gợi ý.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại