Giáo sư Đại học Công An (Trung Quốc) Lý Mai Cẩn.
Quát tháo sẽ khiến tâm hồn trẻ bị tổn thương, đánh mắng cũng là hình thức phản tác dụng, đi ngược lại những mong muốn ban đầu của các bậc phụ huynh.
Thế nhưng nhìn vào thực trạng hiện nay, có không ít người đã đặt ra câu hỏi: Liệu rằng dạy dỗ con trẻ theo phương pháp đánh không nỡ đánh, mắng không nỡ mắng có thực sự đảm bảo hiệu quả?
Trên thực tế, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể dung hòa vấn đề này bằng các HÌNH THỨC KỶ LUẬT NGHIÊM KHẮC VÀ PHÙ HỢP.
Việc giáo dục trẻ em gắn liền với những hình thức kỷ luật nghiêm khắc sẽ mang lại những điều tích cực, nó vừa cho thấy trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ nhưng đồng thời cũng biết kính sợ mà không trở nên tùy tiện trong hành vi của mình.
GIÁO DỤC CON TRẺ CÓ THỰC SỰ KHÔNG CẦN ĐÁNH MẮNG?
Vài năm trở về trước, Trung Quốc từng xảy ra một vụ việc mà cho tới ngày nay vẫn được lấy ra làm ví dụ kinh điển của ngành giáo dục. Vụ việc này được biết tới với tên gọi: "Bố tao là Lý Cương".
Cụ thể, vào năm 2010, đối tượng Lý Khải Minh đã lái xe tông phải hai nữ sinh trong khuôn viên trường Đại học Hà Bắc. Hậu quả khiến cho một trong số hai nạn nhân đã tử vong, người còn lại cũng bị trọng thương.
Thế nhưng hung thủ gây tai nạn chẳng những không xin lỗi mà còn định bỏ trốn, thậm chí khi bị ngăn lại thì còn nói ra một câu gây xôn xao dư luận:
"Có bản lĩnh thì cách người kiện đi, bố tao là Lý Cương".
Hóa ra, Lý Khải Minh chính là con trai của Lý Cương – người giữ chức Giám đốc Công an Thành phố Bảo Định (tỉnh Hà Bắc) khi ấy.
Vụ việc "Bố tao là Lý Cương" từng gây chấn động Trung Quốc năm 2010. (Ảnh: Nguồn Baidu).
Vào thời điểm đó, khắp các diễn đàn mạng xã hội đều là những lời bàn tán về hai cha con họ Lý này.
Rất nhiều người đã lên án Lý Khải Minh là kẻ máu lạnh, là tên côn đồ thiếu trách nhiệm, kẻ đốn mạt vô đạo đức, thành quả thất bại của kiểu giáo dục chỉ biết cưng chiều.
Tuy nhiên có một sự thật là trên thực tế, những trường hợp như thế này vẫn thường xảy ra xung quanh chúng ta, chỉ có điều mức độ không tồi tệ tới vậy mà thôi.
Ví dụ như có một em nhỏ đánh bạn học, phụ huynh của người bạn kia tìm tới tận cửa, nhưng bố mẹ em nhỏ đó vẫn một mực cho rằng con mình không sai để rồi ra sức đôi co với đối phương.
Đây chính là một sự bao che trá hình tiềm ẩn rất nhiều nguy hại đối với sự hình thành nhân cách và tương lai của trẻ.
Cho nên, nghiêm phạt con trẻ không chỉ để cho các em ý thức được sai lầm mà hơn nữa còn bồi dưỡng thứ gọi là "lòng kính sợ".
GIÁO DỤC TRẺ NHỎ CÓ CẦN ÁP KỶ LUẬT THẬT NGHIÊM KHẮC?
Chân dung Giáo sư Lý Mai Cẩn. (Ảnh: Nguồn Baidu).
Về câu hỏi này, Giáo sư Đại học Công An (Trung Quốc) Lý Mai Cẩn trong chương trình "Phái bàn tròn" đã từng đưa ra ý kiến như sau:
"Con người ta trong quá trình trưởng thành cần hình thành một vài thứ, trong số đó ngoại trừ lòng yêu thương ra thì còn phải có lòng kính sợ.
Nếu con trẻ phạm sai lầm, việc có hình thức kỷ luật nghiêm khắc. Trên thực tế, kỷ luật chính là một hình thức bảo vệ, để cho các em biết sợ, sau đó biết hối hận, sau này không còn dám tái phạm. Khiến cho con trẻ không dám lặp lại sai lầm nữa mới chính là cách để bảo vệ các em".
Có thể nói, rất nhiều đứa trẻ chính bởi vì trong lòng thiếu đi một chữ "sợ" cho nên mới phá vỡ ranh giới cuối cùng, vượt qua lằn ranh đỏ để làm ra nhiều hành động sai lầm.
Bởi lẽ ngay từ trong tiềm thức, các em đã nghĩ rằng mình được bảo vệ, bất luận làm gì cũng sẽ được tha thứ, gây hậu quả gì cũng sẽ có người xử lý tất cả, vì thế mới không ngần ngại mà "làm ác".
LỢI ÍCH CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG "LÒNG KÍNH SỢ"
Về tác dụng của việc bồi dưỡng "lòng kính sợ" thông qua những hình thức kỷ luật nghiêm khắc va tích cực, có thể thấy rõ những công dụng dưới đây:
1. Hình thành tính thận trọng - hạn chế phạm lỗi ở trẻ
Trước khi con trẻ tái phạm sai lầm, cần nói rõ cho các em hiểu rằng việc gì có thể làm, việc gì không thể làm?
Thực chất, có thể hiểu đây là một kiểu rào trước, một lời báo hiệu, để cho các em biết trước được rằng hành động đó có thể đem tới những hậu quả gì, một khi làm thì sẽ phải gánh trách nhiệm, phải trả giá đắt.
Việc này có thể đem tới cho con trẻ khả năng dự đoán về hậu quả của hành vi, từ đó hình thành tính cảnh giác và góp phần tạo ra khuôn khổ.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
2. Trẻ ý thức được hậu quả của sai lầm do mình gây ra
Trên thực tế, những hình thức nghiêm phạt là cách để con trẻ tự mình gánh vác hậu quả do những hành động của bản thân mang lại, từ đó dần dần thay đổi nội tâm.
Cho nên việc phạt con một cách thích hợp và tích cực thực chất có lợi cho sự trưởng thành của trẻ.
NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦN TUÂN THỦ ĐỂ CÁC BIỆN PHÁP KỶ LUẬT KHÔNG PHẢN TÁC DỤNG
Việc áp dụng những hình thức kỷ luật tích cực đối với con trẻ là một điều cần thiết để các em có "lòng kính sợ" và không dám làm những việc sai trái.
Thế nhưng làm sao để những hình thức kỷ luật vừa nghiêm lại vừa có được tính "tích cực"?
Cụ thể, khi áp dụng phương pháp giáo dục nghiêm khắc này, các bậc phụ huynh cần tuân thủ những điều dưới đây:
Thứ nhất: Thiết lập quy tắc từ trước
Nếu muốn dùng những hình thức kỷ luật nghiêm và tích cực để nhắc nhở con trẻ, việc cần làm đầu tiên chính là cùng các em thiết lập các quy tắc từ trước.
Ví dụ, phụ huynh cần chỉ rõ cho con cái những việc nào không được làm, nếu làm thì sẽ phải tiếp nhận hình thức kỷ luật nào, khi phạm phải thì sẽ gánh vác hậu quả ra sao.
Mục đích là để cho các em hiểu được cường độ của các hình phạt, đạt được mục đích bồi dưỡng lòng kính sợ, từ đó tăng sự cảnh giác và suy xét trước khi hành động, để các em tự đưa mình vào khuôn khổ.
Bên cạnh đó, điều này cũng để cho con trẻ chuẩn bị tâm lý, có thể nhìn trước được hậu quả nếu như mình làm sai.
Trên thực tế, có rất nhiều em nhỏ vì không biết hành động của mình sẽ đem tới hậu quả ra sao nên mới làm ra những điều liều lĩnh và sai lầm.
Hơn nữa, nhằm tránh trường hợp vin vào lý do "không biết không có tội" làm cái cớ, việc thiết lập những quy tắc kỷ luật từ sớm là điều cần thiết để con trẻ biết rõ khuôn khổ và tự đưa mình vào khuôn khổ.
Thứ hai: Sau khi phạt con thì cần đưa ra giảng giải
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Bởi vì phụ huynh và con cái đứng ở góc độ bất đồng, việc suy xét tình huống không giống nhau, cho nên có đôi khi các bậc cha mẹ cảm thấy hành động của con mình rõ ràng là sai, nhưng các em chưa chắc đã nghĩ như vậy.
Vì thế, nếu sau khi phạt không đưa ra lời giảng giải rõ ràng thì khó mà khiến trẻ tâm phục khẩu phục, từ đó có thể làm các em nảy sinh lòng phản kháng và sự bất mãn.
Vì vậy, sau khi phạt con, các bậc cha mẹ nên giải thích lý do và nguyên nhân của mình, chỉ rõ cho con cái thấy rằng việc sai trái ở đây là gì, cần phải sửa chữa ra sao.
Nếu áp dụng được cả hai nguyên tắc trên đây, cha mẹ có thể sử dụng phương pháp "kỷ luật tích cực" để định hướng hành vi cho con trẻ.
Phương pháp này có thể giúp cho các em kịp thời phát hiện vấn đề và chủ động thay đổi chúng, từ đó trở nên tiến bộ hơn.
Cho nên, quan điểm của Giáo sư Đại học Công An Lý Mai Cẩn đã chỉ rõ cho chúng ta một sự thật: Trong quá trình bồi dưỡng con cái, bên cạnh việc tạo dựng lòng yêu thương thì cũng cần bồi dưỡng lòng kính sợ.
Và điều quan trọng hơn cả còn nằm ở chỗ, nghiêm phạt con trẻ không phải là mấu chốt, tạo dựng được lòng kính sợ cho các em mới chính là nòng cốt.
*Dịch từ tư liệu nước ngoài.