Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long hiện đang đứng trước rất nhiều thách thức khó khăn mà trong đó biến đổi khí hậu (BĐKH) không chỉ là vấn đề của riêng chúng ta mà nó tác động trên toàn thế giới.
Nhưng mọi vấn đề đều có hai mặt của nó, bên cạnh những bất lợi lại luôn đi kèm thuận lợi và chúng ta phải nắm bắt nhằm biến khó khăn thành cơ hội.
Vấn đề BĐKH là vấn đề vĩ mô không thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Do đó, song song với việc tìm giải pháp ứng phó thì chuyển đổi thích nghi cũng là điều tất yếu theo quy luật tự nhiên.
Bài viết này sẽ đi sâu vào những cơ hội mà khu vực ĐB SCL có thể có được để từ đó tìm ra giải pháp lâu dài cho sự phát triển bền vững của một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước:
Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
Nếu như ba cuộc cách mạng trước đây đều giúp loài người đạt được những bước tiến nhảy vọt thì cuộc cách mạng thứ tư này thậm chí còn đẩy sự phát triển theo hàm số mũ chứ không còn tuyến tính như các cuộc cách mạng trước.
Sở dĩ như vậy vì cuộc cách mạng thứ 4 có thể xem là sự tổ hợp các cuộc cách mạng trước, nếu như cuộc cách mạng đầu tiên bắt đầu từ năng lượng hơi nước, lần thứ hai nhờ điện năng, lần thứ 3 là điện tử - công nghệ thông tin thì lần thứ tư sẽ là tất cả chúng.
Vậy cuộc cách mạng này sẽ mang lại những cơ hội nào?
Thông qua việc làm mờ đi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học, mờ đi ranh giới giữa thế giới thực với thế giới ảo, thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia, Cách mạng 4.0 sẽ mở ra nhiều cơ hội to lớn:
Đầu tiên có thể thấy ĐB SCL là một vùng đất trù phú, màu mỡ mà nếu đầu tư đúng cách thì hiệu quả không chỉ dừng lại ở việc đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu, 60% sản lượng đánh bắt và chế biến thủy sản, 70% sản lượng trái cây cả nước, chiếm gần 1/5 GDP của cả nước.
Có thể thấy ĐB SCL là khu vực rất đa dạng và có tiềm năng hiệu quả nếu chúng ta biết ứng dụng công nghệ sinh học rộng rãi vào Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm (vì Cách mạng Công nghiệp 4.0 xoay quanh 3 lĩnh vực chính là Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý).
Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright cho biết lợi thế lơn của ĐB SCL là số lượng doanh nghiệp ở khu vực rất lớn, nhiều hơn năm 2016 tới 110,5 % (đăng ký thành lập mới năm 2017 là 4.275 doanh nghiệp).
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp nào nắm bắt được xu hướng công nghệ thông tin, biết chuyển đổi theo xu hướng công nghệ cao thay thế công nghệ truyền thống của thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ.
Ứng dụng cách mạng Công nghiệp 4.0 cho nền nông nghiệp thông minh
Trong Hội nghị phân tích Chỉ số PCI năm 2016 mới đây tại Cần Thơ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) chỉ ra những cơ hội cho doanh nghiệp mà cách mạng 4.0 mang lại:
Khả năng thay đổi sản phẩm (chất lượng thay thế số lượng), công nghệ, giao tiếp với khách hàng hay tổ chức qui trình sản xuất, quản trị bằng công nghệ mới như sử dụng robot, trí thông minh nhân tạo AI... vào sản xuất quản lý, giao tiếp với khách hàng.
ĐB SCL hướng đến nền nông nghiệp thông minh. Ảnh minh họa: TechNative
Trong đó, ông cho rằng nên tập trung nguồn vốn to lớn là gói tín dụng 100.000 tỷ ưu đãi cho ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đây có thể sẽ là một cơ hội lớn cho khu vực này.
Bên cạnh đó, BĐKH đang gây khó khăn cho sự phát triển nông - thủy sản, giảm lượng đất canh tác, giảm độ màu mỡ... Nên cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ mở ra cơ hội giảm chi phí nhân công, tăng năng suất, đa dạng mẫu mã... để từ đó tăng lợi nhuận.
Bên cạnh đó, vốn là vùng đất giàu tiềm năng du lịch, ĐB SCL có rất nhiều cơ hội để ứng dụng Cách mạng 4.0 vào các quá trình dịch vụ mà trước kia gây khó khăn cho du khách (tìm địa chỉ, bản đồ, khách sạn, chỗ đi lại có giá cả hợp lý, mua vé máy bay...).
Việc quảng bá hình ảnh trên mạng xã hội, thu nhận phản hồi cũng từ các website này để nâng cao chất lượng dịch vụ. Hơn nữa, nông nghiệp cũng là lĩnh vực có thể khai thác cơ hội từ Cách mạng 4.0 cực kỳ lớn.
ĐB SCL hướng đến nền nông nghiệp thông minh
Nông nghiệp thông minh là loại hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản đến quản lý, tiêu thụ.
Ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nông trại. Ảnh Baomoi.com.
ĐB SCL có thể xem là vùng nông nghiệp chính của nước ta, vậy nên khu vực có rất nhiều tiềm năng để ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Thế nhưng trước tình trạng BĐKH làm việc sản xuất gặp khó khăn, đất nông nghiệp dần thu hẹp vì xâm nhập mặn, xói lở... và cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác, nếu vẫn giữ nguyên hình thức làm nông nghiệp cũ, chú trọng số lượng hơn chất lượng thì vị thế trên có thể sẽ mất đi.
Để đạt năng suất tối ưu trên diện tích ít nhất nhằm giải quyết vấn đề đất nông nghiệp và nhân lực lao động ở ĐB SCL mà vẫn cho ra những sản phẩm tốt nhất thì mô hình nông nghiệp thông minh cần được ứng dụng rộng rãi hơn.
Muốn đạt mục tiêu này thì phải đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ bảo quản và công nghệ quản lý vào nông nghiệp, khi đó ranh giới giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng dần thu hẹp lại.
Minh chứng cho lợi nhuận "khủng" từ mô hình nông nghiệp thông minh là nông trại của bà Nguyễn Thị Huệ, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) với mỗi ha đất canh tác nông nghiệp cho lãi tới 5 tỷ đồng/năm (hiệu quả cao nhất trên cả nước).
Trước bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng như khó khăn, thách thức từ BĐKH, nếu không thay đổi tư duy và cách làm cũ thì ĐB SCL sẽ khó lòng theo kịp xu thế chung, nhưng biết biến nắm bắt cơ hội, biến khó khăn thành cơ hội thì chúng ta có thể chủ động đối phó với sự tác động của tự nhiên.
Bài viết được tổng hợp từ các nguồn: CAND, Nhandan, Kinhtedothi.vn, Nhadautu.vn, Bnews.vn