Giải mật - Quân đội Mỹ từng sử dụng phương ngữ Alaska làm mật mã

Quang Huy |

Những đóng góp và hy sinh của những người này đã không được tiết lộ trong suốt nhiều thập kỷ vì quân đội Mỹ không muốn mất đi một hệ mật mã.

Một cựu chiến binh quân đội Mỹ - Richard Bean Sr. đã qua đời mà không ai biết rằng ông cùng 4 người thổ dân Alaska khác từng là những người sử dụng ngôn ngữ Tlingit của họ giúp quân đội Mỹ qua mặt người Nhật trong Thế chiến lần thứ II. Cuối cùng họ cũng được vinh danh trên quê hương vì những nỗ lực và hy sinh của họ trong cuộc chiến.

Đầu tháng 3/2019, các nhà lập pháp đã thông qua một thông báo chính thức về việc vinh danh những người đọc mã Tlingit.

Giải mật - Quân đội Mỹ từng sử dụng phương ngữ Alaska làm mật mã - Ảnh 1.

Ông Richard Bean Sr và vợ tại Hoonah. (Ảnh: AP).

Trước đó, Bean và những người khác đã bị cấm sử dụng ngôn ngữ Tlinggit khi còn là những học sinh thổ dân ở các ngôi làng phía đông nam Alaska. Tuy nhiên, sau đó cũng chính họ đã sử dụng ngôn ngữ này giúp cho quân đội có được các mật mã không thể phá vỡ.

Ngôn ngữ của thổ dân Alaska bị lấn lướt trước làn sóng di dân với những nhà truyền giáo và những người da trắng luôn muốn cố gắng "khai hóa văn minh" cho họ - Rosita Worl, Chủ tịch của Viện Di sản Sealaska cho biết.

Trước đấy, các hình phạt đối với những học sinh bản địa nói tiếng Tlingit là phải rửa miệng bằng xà phòng và bị đánh vào tay bằng thước kẻ - Worl cho biết thêm.

"Cuối cùng chúng tôi cũng thực sự sững sờ và vui sướng khi được thừa nhận rằng người dân của cộng đồng chúng tôi đã phục vụ và cống hiến cho đất nước này, thậm chí việc phục vụ cho đất nước này không phải lúc nào cũng mang điều tốt đẹp đến cho họ", bà Worl nói.

Đóng góp và hy sinh của những người này trong cuộc chiến đã không được tiết lộ trong suốt nhiều thập kỷ vì quân đội Mỹ muốn giữ để hệ thống mật mã sử dụng ngôn ngữ Tlingit không bị giải mã trong trường hợp cần thiết nếu như xảy ra các cuộc chiến trong khoảng thời gian sau đó.

"Họ được lệnh không được tiết lộ về điều đó", Ozzie Sheakley, cựu quân nhân và là một người lãnh đạo bộ lạc Tlingit nói về 5 người đã hy sinh cuộc đời để giữ gìn một bí mật. "Họ đã nghiêm túc tuân theo mệnh lệnh này".

Ngay cả những người thân trong gia đình của họ cũng không hề biết bất cứ mạnh mối nào về những nỗ lực trong suốt Thế chiến II của Richard Bean Sr. đến từ Hoonah; Robert "Jeff" David Sr. đến từ Haines; những người thuộc bộ lạc Sitka như anh em nhà Jacobs: Mark Jacobs Jr. và Harvey Jacobs; một người đến từ bộ lạc Sitka khác George Lewis Jr.

Giải mật - Quân đội Mỹ từng sử dụng phương ngữ Alaska làm mật mã - Ảnh 2.

Gia đình tưởng nhớ anh em nhà Jacobs (Ảnh AP)

Vợ của Richard Bean Sr. đã chết trước khi Quốc hội công nhận công trạng của chồng bà và đồng đội. Cháu trai của ông hiện đã 85 tuổi, Ron Williams cũng không bao giờ hay biết về những chiến tích của chú mình, mặc dù lúc sinh thời cả hai người đã rất gần gũi thân thiết.

Williams chỉ nhớ một chi tiết nhỏ rằng chú của ông đã kể với ông rằng một trung đội trưởng đã tình cờ nghe được cuộc nói chuyện sử dụng ngôn ngữ Tlingit giữa chú của ông với Jeff David khi hai người cùng chiến đấu ở Philippines.

Họ ở cùng một đại đội nhưng trung đội khác nhau. Các sỹ quan quân đội khi ấy đã tới gặp và yêu cầu những người Tlingit làm cách nào xử lý mã hóa thông tin liên lạc (bằng ngôn ngữ Tlingit) trước khi truyền tải thông tin thông qua bộ đàm.

Đó là tất cả những gì mà ông Bean đã kể và Williams không bao giờ cố gắng hỏi thêm nữa, bởi ông cảm thấy chú của mình không muốn nói nhiều về nó. Richard Bean mất năm 1985.

"Ngay cả những người biết rõ về cuộc đời của chú ấy (Bean), họ cũng không biết chú ấy đã làm gì vì chú ấy không bao giờ nói ra bất cứ điều gì liên quan đến chuyện này", Williams nói.

David không bao giờ nói bất cứ điều gì về những nhiệm vụ trong chiến tranh với con trai của mình Jeff David Jr. "Ông ấy chỉ nói rằng đã thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt", người con trai của David kể lại.

Quân đội Mỹ đã giải mật chương trình Người đọc Mã Navajo vào năm 1968. Nhưng phải mất hàng thập kỷ sau khi một Đạo luật công nhận Người đọc Mã được thông qua vào năm 2008 thì đóng góp của những quân nhân người Tlingit mới được công nhận.

Sheakley, người đứng đầu của Hội cựu chiến binh thổ dân Alaska đã nhận được một cuộc gọi từ các quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, họ nói với ông ấy rằng 5 người Alaska được xác định là những Người Đọc Mã đến từ bộ lạc Tlingit, cùng với nhiều người khác đến từ 32 bộ lạc. Họ sẽ sớm nhận được công nhận từ Chính phủ.

Năm 2013, Quốc hội Mỹ đã công nhận và công khai những người Đọc Mã. Họ đã được truy tặng huân chương. Sheakley cũng đã được Quốc hội tưởng thương vì những đóng góp cho nước Mỹ trong chiến tranh. Đại diện bang Alaska - Bill Thomas cho rằng sự công nhận của đất nước sẽ sớm được thông qua. "Tôi chỉ chờ đợi và chờ đợi", Thomas nói. "Cuối cùng tôi cũng phải thốt lên, đã đến lúc bày tỏ lòng kính trọng với những người đàn ông này".

Vai trò và công trạng của những người đang ông thuộc bộ lạc Tlingit được giải mật là một phát hiện tuyệt với đối với những người thân của họ.

Con trai của George Lewis Jr là Ray Lewis được sinh ra sau chiến tranh và chưa từng biết rằng cha mình đã phục vụ trong quân đội. "Tôi rất tự hào về điều đó", ông Ray Lewis nói, "cha tôi đã giúp cứu sống rất nhiều người ngoài kia"./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại