Ghép các mô đun robot lại với nhau, chúng ta đã có thể tạo nên bất cứ thứ gì trên đời, như trong phim Big Hero 6

MAY |

Chúng ta có thể tạo ra bất cứ thiết bị gì bằng cách đơn giản là ghép các mô đun robot lại với nhau - đây chính là ý tưởng của phòng thí nghiệm MIT Media, thuộc tập đoàn Tangible Media Group.

Hồi năm ngoái, những người yêu công nghệ đã được nghe về chú rắn robot LineFORM của MIT như mở ra tương lai về giao diện người dùng. 

Ý tưởng đằng sau của LineFORM rất đơn giản: Giả sử rằng các thành phần cấu thành điện toán như smartphone, máy tính bảng hay máy tính xách tay không phải là một khối chữ nhật liền mạch mà là một chuỗi các khối robot có thể biến hình tùy theo nhu cầu của người sử dụng. 

Chẳng hạn khi bạn muốn gọi điện, các mô đun này sẽ tự động sắp xếp lại với nhau để biến hình thành một chiếc điện thoại hay khi bạn luyện tập thể thao, chúng sẽ biến thành một chiếc đồng hồ thể thao đeo cổ tay đắc lực.

Nghe giống trong phim Big Hero 6 chứ?

Ghép các mô đun robot lại với nhau, chúng ta đã có thể tạo nên bất cứ thứ gì trên đời, như trong phim Big Hero 6 - Ảnh 1.

Và giờ đây, LineFORM đã phát triển lên một tầm cao mới. Hãy cùng gặp gỡ với ChainFORM - truyền nhân của LineFORM. Đây là phiên bản mô đun giống như bản gốc nhưng được trang bị thêm bộ cảm biến tích hợp (gồm cảm biến áp lực, chạm, xoay...) và màn hình độ phân giải thấp.

Ghép các mô đun robot lại với nhau, chúng ta đã có thể tạo nên bất cứ thứ gì trên đời, như trong phim Big Hero 6 - Ảnh 2.

Cấu thành nên ChainFORM

Xét theo lý thuyết thì ChainFORM có thể mở rộng không giới hạn: chúng ta có thể thêm bao nhiêu liên kết mô đun tùy thích, và chúng ngay lập tức biến thành phụ kiện tương thích với máy tính hay một bộ giáp đa năng lòe loẹt có khả năng làm tăng sức mạnh của người mặc. 

Bản cập nhật mới này đã biến nguyên mẫu cơ khí thành một cái gì đó thiết thực hơn, giống như một tiện ích hữu dụng vậy.

Ghép các mô đun robot lại với nhau, chúng ta đã có thể tạo nên bất cứ thứ gì trên đời, như trong phim Big Hero 6 - Ảnh 3.

ChainFORM biến hình

ChainFORM là một sáng kiến của Ken Nakagaki đến từ phòng thí nghiệm MIT Media thuộc tập đoàn Tangible Media Group (ông cũng chính là cha đẻ của LineFORM) và Artem Dementyev - người tạo ra băng keo cảm biến SensorTape của tập đoàn Responsive Environments Group. 

Mỗi mô đun đồng hồ là một liên kết robot nhỏ với bộ truyền động ở mỗi bên, cho phép nó xoắn và uốn cong theo bất cứ góc nào khi được gắn kết với các mô đun khác. 

Ở thời điểm hiện đại, ChainFORM mới chỉ hỗ trợ 33 liên kết để đảm bảo được năng lượng tiêu thụ. Theo lý thuyết, một chuỗi ChainFORM có thể được tạo thành từ rất nhiều các mô đun robot nhỏ bằng cách cách cho mỗi chuỗi pin mà nó sử hữu một viên pin nhỏ có thể nạp lại được.

Nhiều người sẽ thắc mắc là liệu công nghệ này có thực sự hữu dụng? Hiện tại, Nakagaki và Dementyev thấy rằng ChainFORM có thể được ứng dụng cho 2 trường hợp sau đây:

Một là đóng vai trò như phụ kiện máy tính có khả năng thích ứng và mở rộng vô hạn. Tùy thuộc vào hình thức ứng dụng mà ChainFORM có thể biến hình thành chuột máy tính, bàn phím hay điện thoại VoIP, thậm chí nó cũng có thể biến thành một màn hình thứ hai. 

Nếu đã từng nghe nói về Touch Bar trên MacBook của Apple thì bạn sẽ hiểu được ý tưởng của các kỹ sư MIT đối với ChainFORM.

Ghép các mô đun robot lại với nhau, chúng ta đã có thể tạo nên bất cứ thứ gì trên đời, như trong phim Big Hero 6 - Ảnh 4.

ChainFORM sẽ biến thành một cây bút cảm ứng khi được sử dụng với máy tính bảng

Cũng giống như tiền nhân LineFORM, trước mắt, ChainFORM được sử dụng như một công cụ tạo mẫu. Thú vị hơn, mặc dù trong suy nghĩ của Nakagaki và Dementyev, nó đóng vai trò như một bộ khung xương robot tùy chỉnh, có thể được sử dụng để minh họa và kiểm soát các đối tượng analog. 

Chẳng hạn, chúng ta có thể nhét một chuỗi ChainFORM vào trong một con gấu bông cũ kỹ để tự tạo ra một chú gấu Teddy Ruxpin* của riêng mình hay gắn nó vào máy ảnh để tạo ra một con bot giám sát đi bộ.

Ghép các mô đun robot lại với nhau, chúng ta đã có thể tạo nên bất cứ thứ gì trên đời, như trong phim Big Hero 6 - Ảnh 5.

Người vận chuyển phiên bản ChainFORM

Hai là ChainFORM có thể được sử dụng như một mô đun áo giáp mang năng lượng. Đây là một ý tưởng đã được Nakagaki khám phá ra khi phát triển LineFORM. 

Chuỗi robot này được sử dụng như một thiết bị luyện tập thể dục bằng cách quấn quanh cánh tay và làm tăng sức bền. 

Với ChainFORM thì ý tưởng đã tiến lên một bậc cao hơn, nó có thể quấn quanh toàn bộ cơ thể của một người và sử dụng bộ truyền động robot để giúp tập cơ và tăng cường sức mạnh cơ bắp. 

Chúng ta có thể bẻ gãy các liên kết của ChainFORM và gắn chúng vào găng tay để tạo thành một khung xương ngoài tùy biến hay tạo ra một chuỗi ChainFORM dài rồi gắn vào cột sống để định hình tư thế ngồi.

Giống như hầu hết các thí nghiệm của Tangible Media Group thì hiện tại ChainFORM mới chỉ là một nguyên mẫu và chưa được thương mại hóa. 

Tuy nhiên, cả Nakagaki và Dementyev đều tin rằng họ đã vạch ra được tầm nhìn khả thi cho tương lai của máy tính và robot: Tạo thành bất cứ thiết bị nào mà chúng ta muốn bằng một cách rất đơn giản là "buộc" các chuỗi mô đun lại với nhau.


*Teddy Ruxpin là chú gấu có khả năng đọc truyện, ca hát cho trẻ em nhờ vào hệ thống máy ghi âm và loa gắn trong.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại