Cách đây không lâu, một buổi họp mặt của những nhà khoa học, các nhà lãnh đạo công nghiệp và các tổ chức đã phát động Chiến dịch Ngăn chặn Robot Sát thủ, đây là một nhóm hoạt động vì mục tiêu ngăn chặn sự phát triển của các hệ thống vũ khí tự động. Trong số những người đã tham gia bao gồm cả: Stephen Hawking, Noam Chomsky, Elon Musk and Steve Wozniak.
Những cái tên đáng đình đám này có nhiều lý do để chú ý và tin rằng ý tưởng về những robot sát thủ, từng được coi là khoa học viễn tưởng, hiện nay đang trở thành một thực tế gần kề.
Nhưng liệu họ có đúng không? Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Văn hóa đã có một cách tiếp cận khác đối với ý tưởng “robot sát thủ” như một khái niệm văn hóa.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, một phần, ngay cả những robot tiên tiến nhất cũng chỉ là những cỗ máy, giống với bất kỳ thứ gì mà chúng ta đã tạo ra. Nếu chúng ta thận trọng khi sử dụng công nghệ đi kèm với các tác động về văn hóa đúng đắn, chúng sẽ không thể trở con người trong cuộc cách mạng robot tương lai.
“Vấn đề là ‘robot sát thủ’ không phải là một ý tưởng tự nhiên mà có,” Tero Karppi, phó giáo sư về lý thuyết truyền thông tại Đại học Buffalo, đồng tác giả của bài nghiên cứu. “Nó được tạo ra bởi các kỹ thuật và công nghệ có thể tạo ra tư duy và phát triển tư duy của các hệ thống máy móc.”
Nói cách khác, chúng tôi lo lắng về robot sát thủ bởi đây là câu chuyện mà chúng ta đã tự nhắc nhở bản thân và những thuật ngữ mà chúng ta đang sử dụng.
Các tác giả trích dẫn một số bộ phim như “The Terminator” hoặc “I, Robot” nêu ra một giả định là những robot từ tương lai sẽ đánh bật con người khỏi cuộc đua. Các giả định tương tự cũng cung cấp những thông tin về cách mà chúng ta có thể chuẩn bị cho tương lai của trí tuệ nhân tạo.
Ví dụ, bài báo trích dẫn một đoạn từ trang web của Chiến dịch Ngăn chặn Robot Sát thủ:
Trong hơn một thập kỷ qua, việc sử dụng rộng rãi các thiết bị vũ trang không người lái đã thay đổi đáng kể bộ mặt của chiến tranh, mang đến những thách thức về nhân đạo và pháp lý mới.
Những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ hiện nay đang tác động đến việc phát triển các loại vũ khí có tư duy. Những vũ khí tự động có thể lựa chọn và tiêu diệt các mục tiêu trong tầm ngắm mà không cần đến bất cứ sự can thiệp nào của con người.
Các nhà nghiên cứu trả lời rằng những kịch bản đen tối gây hoang mang phản ánh một thế giới quan “quyết định luận công nghệ”, tức là khi hệ thống công nghệ được tự động hóa quá mức, sẽ hủy hoại không chỉ xã hội mà còn cả nhân loại.
Nhưng nếu chúng ta mã hóa trí tuệ nhân tạo theo một cách mà robot không thể phân biệt giữa con người và máy móc thì sao?
Đây là một ý tưởng hấp dẫn: nếu không còn “chúng ta” và “chúng” nữa, khi đó sẽ không thể có khái niệm đối lập giữa con người và máy móc.
Thật vậy, Karppi gợi ý rằng chúng ta có thể tinh chỉnh theo cách mà những máy móc trong tương lai nghĩ về con người chỉ như một nền tảng cơ bản.
“Một kịch bản khả thi đó là cố gắng để robot và máy móc thông minh trở thành một xã hội,” ông nói. “Làm sao để những hệ thống này có thể làm việc chung với con người, không có tư duy độc lập và đối lập với con người.”
Bằng việc tập trung vào các vấn đề về văn hóa, sẽ giống như các điều khoản ràng buộc, chúng ta có thể phân tích và tái định hướng những công nghệ sẽ xác định bản chất của các robot trong tương lai.
Các tác giả trích dẫn một báo cáo mới đây của tờ New York Times nói về việc Lầu Năm Góc đã phân bổ 18 tỷ USD trong ngân sách để phát triển các hệ thống và công nghệ có khả năng hình thành nền tảng cho các loại vũ khí thông minh.
Nếu chúng ta muốn thay đổi cách phát triển các hệ thống này, thì đây chính là thời điểm. Nếu đơn giản chỉ cấm các loại vũ khí thông minh sẽ không giải quyết được gốc rễ của vấn đề.
Tập trung vào việc tạo ra các robot tốt bụng, nhẹ nhàng trong tương lai chỉ để nhận ra rằng robot là sản phẩm sáng tạo cuối cùng của con người. Những robot trong tương lai không phải là công nghệ đe dọa con người (hy vọng là như vậy). Chúng sẽ được tạo ra bởi con người và phục vụ cho con người.
“Máy móc thông minh là một sự thật khách quan và chúng ta phải chung sống với nó,” Karpi nói. “Cái gì sống cùng với những hệ thống này không chỉ là vấn đề về công nghệ hay kỹ thuật, mà còn liên quan đến văn hóa, con người và các mối quan hệ xã hội.”
Tham khảo Seeker