AILA là một robot được thiết kế bởi Trung tâm Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo Nga hay viết tắt là DFKI.
Bạn có thể xem DFKI như “DARPA của Châu Âu” (DARPA – Cơ quan nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến của Mỹ), nhưng tập trung vào phát triển robot để phục vụ việc khám phá và hỗ trợ con người chứ không chú trọng vào quân đội.
AILA được giới thiệu lần đầu vào năm 2010, trải qua thời gian, robot của DFKI đã có những cải tiến quan trọng.
Gần đây nhất, DFKI đã dùng AILA để thử nghiệm CAPIO, một hệ thống khung xương trợ lực chủ động. CAPIO sử dụng bộ khung phức tạp có 8 điểm tương tác để điều khiển AILA trong thời gian thực.
Một người được trang bị CAPIO di chuyển cánh tay thì AILA cũng sẽ di chuyển tay theo. Thậm chí hệ thống trợ lực này còn được trang bị khả năng phản hồi xúc giác, giúp người sử dụng nhận biết được AILA đang cầm thứ gì.
Vốn được thiết kế dành cho ngành hậu cần, AILA di chuyển bằng sáu bánh xe và tương tác với những thứ xung quanh thông qua bàn tay năm ngón.
DFKI cho biết hệ thống cảm biến trên AILA có thể giúp nó cảm nhận được môi trường xung quanh và scan thông tin chip trên sản phẩm, cũng như sắp xếp sản phẩm. Có thể xem AILA thực hiện công việc như một nhân viên nhà kho.
Nhưng DFKI cho rằng khả năng của AILA còn nhiều hơn thế, thông qua CAPIO, chúng ta có thể trực tiếp điều khiển AILA thực hiện những tác vụ phức tạp mà con robot vốn không được lập trình để đảm nhiệm.
Người sử dụng sẽ khoác lên mình hệ thống khung xương trợ lực CAPIO và có thể di chuyển AILA xung quanh phòng, bật/tắt công tắc, mang vác và cầm nắm các vật một cách chính xác.
Điều khiển robot xuyên biên giới
Khả năng của bộ đôi này không chỉ có thể, điểm ấn tượng nhất là người dùng có thể điều khiển AILA từ khoảng cách cực xa thông qua CAPIO.
Trong video biểu diễn, nhóm nghiên cứu tái hiện không gian từ Trạm vũ trụ Quốc tế, tất nhiên điều khiển một robot ở Trái Đất từ vũ trụ và ngược lại là chuyện khó tin.
Nhưng ngay bây giờ, các nhà khoa học đã điều khiển được AILA “xuyên biên giới” khi con robot đang ở Đức và người điều khiển mặc CAPIO ở Nga.
Nghĩa là cách nhau đến 3800 km, trong Trạm vũ trụ chỉ cách Trái Đất 400km và tín hiệu có thể dễ dàng truyền đi trong khoảng cách đó.
Nhưng bộ đôi này không chỉ giới hạn trong khám phá vũ trụ, mà còn có thể được dùng trong những vùng nguy hiểm để thực hiện nhiệm vụ thay cho con người. Có thể thấy nếu được phát triển kỹ lưỡng, CAPIO và AILA sẽ rất có ích trong tương lai.
Tham khảo: Motherboard