Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số

Vũ Huế |

Hãy quên đi những cửa tiệm phủ bụi, ế ẩm vì thời đại kỹ thuật số! El Ateneo Grand Splendid tuy cũng chỉ là một hiệu bán sách giấy, nhưng lại lộng lẫy không kém gì một cung điện giữa Thủ đô Buenos Aires, Argentina.

Mặc dù nằm trên đường phố thương mại nhộn nhịp, thời thượng nhất Recoleta, song nhà sách El Ateneo Grand Splendid lại khá yên bình. Nó được chiếu sáng bởi ánh đèn màu vàng êm dịu, xếp ngay ngắn những kệ sách kiểu cổ được đóng thủ công từ đầu thế kỷ XX.

Choáng ngợp bởi kích thước to lớn và sự hào nhoáng khó bì

Cái ấn tượng hơn cả từ nhà sách này là kích cỡ cực rộng, hệt như một thư viện khổng lồ. Đến nỗi âm thanh từ các cuộc trò chuyện của độc giả đang vừa thảo luận vừa nhấm nháp cà phê cũng như bị chìm đi.

Thú vị là ngay trong hiệu sách El Ateneo Grand Splendid, giữa các kệ đầy ắp sách in lại có những bộ bàn ghế phục vụ khách đọc tại chỗ. Họ có thể vừa đọc vừa uống cappuccino hay chocolate.

Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số - Ảnh 1.
Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số - Ảnh 2.
Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số - Ảnh 3.
Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số - Ảnh 4.

Một khi đã bước vào El Ateneo Grand Splendid, không ai thoát ra khỏi cảm giác choáng ngợp bởi vẻ lộng lẫy của nó. Trên tường, những phù điêu phức tạp phô bày sự mỹ lệ. Ngước mắt nhìn lên, trần nhà sách cao vút, được điểm tô bằng bích họa đẹp vô ngần.

El Ateneo Grand Splendid cũng có đến 3 tầng, tầng nào tầng nấy đều tràn ngập sách. Hiện tại, nó có đến chừng ngoài 120.000 cuốn.

Mọi khoảng trống của nhà sách đều được tận dụng để trưng bày sách. Những ngóc ngách vốn từng là vị trí đứng xem hát, giờ trở thành chỗ ngồi đọc vừa độc đáo lại vừa sang trọng.

Toàn bộ tường được sơn màu vàng tối. Kết hợp với ánh sáng từ đèn điện, nó tạo nên một không gian vừa ấm áp lại vừa hào nhoáng.

Tiền thân là một nhà hát lớn giữa thành phố thương mại mới nổi

Vốn dĩ trước đây, cửa hiệu sách này là một nhà hát. Bây giờ, nó vẫn gìn giữ được thiết kế xưa. Nhưng thay vì là các vũ công, ca kịch xinh đẹp, tài năng, nhân vật chính hiện thời là sách.

Ở thế kỷ trước, chính xác là vào năm 1919, El Ateneo Grand Splendid được khai trương trong vai trò là một nhà hát lớn. Đây cũng là thời điểm bùng nổ của Buenos Aires, từ một thành phố "thường thường bậc trung" bất chợt phát triển rầm rộ, trở thành trung tâm thương mại khổng lồ.

Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số - Ảnh 5.
Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số - Ảnh 6.
Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số - Ảnh 7.
Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số - Ảnh 8.

Sở dĩ Buenos Aires có sự thay đổi đột ngột như thế là nhờ lợi thế cảng. Trước sự tăng trưởng vượt bậc của nó, người Châu Âu từ khắp các ngả cũng nô nức nhập cư. Họ mang theo những bản sắc văn hóa và nghệ thuật đa dạng, tạo nên một Buenos Aires độc đáo.

Đặc biệt, sự kết hợp giữa các nền văn hóa phong phú ấy còn sản sinh ra tango, một thể loại khiêu vũ kết hợp âm nhạc.

Tất nhiên, sự ra đời của nhà hát này là để phục vụ cho nhu cầu âm nhạc đương thời.

Nhưng đã đổi vai khi bước sang thềm thiên niên kỷ mới

Đầu những năm 2000, El Ateneo Grand Splendid kết thúc vai trò là nhà hát, đổi sang làm hiệu sách lớn nhất thế giới. Với diện tích rộng khủng khiếp, nó thoải mái cho Buenos Aires chất vào hàng trăm ngàn cuốn sách, đĩa CD, DVD.

Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số - Ảnh 9.
Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số - Ảnh 10.
Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số - Ảnh 11.
Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số - Ảnh 12.

Không như các cửa hiệu bán sách đang ngày càng ế ẩm vì thời đại kỹ thuật số hiện thời, nhà sách to lớn này vẫn đón tiếp hơn 1 triệu lượt khách mỗi năm.

Vì tận dụng nhà hát nên El Ateneo Grand Splendid vẫn còn đó sân khấu với màn nhung đỏ. Nhưng trên đất diễn của các ca sĩ xưa giờ lại là những bàn uống cà phê.

Chọn một cuốn sách và bước lên bục, tìm cho mình một bàn, bạn có thể tận hưởng cảm giác như đang tắm trong ánh đèn sân khấu, dù thực chất chỉ đang chén chiếc bánh ngọt.

Quốc gia văn học, xuất bản hàng chục ngàn đầu sách mỗi năm

Không chỉ ở Châu Mỹ mà cả trên toàn thế giới, Argentina vẫn nổi tiếng là một quốc gia văn học. Mỗi năm, đất nước này xuất bản tới hàng chục ngàn đầu sách.

Còn Buenos Aires thì là thành phố có số lượng nhà sách trên đầu người cao nhất toàn cầu, với tỉ lệ cực kỳ ấn tượng là 1/700, tức là cứ mỗi 700 người thì có một tiệm bán sách.

Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số - Ảnh 14.
Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số - Ảnh 15.
Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số - Ảnh 16.
Ghé thăm hiệu sách cổ điển tráng lệ nhất thế giới giữa thời đại số - Ảnh 17.

Tất nhiên là trong thủ đô nhà sách này, El Ateneo Grand Splendid cũng chỉ là một trong rất nhiều cửa hiệu của nó mà thôi. Và sự tráng lệ bậc nhất ấy cũng chỉ là một trong các chiến lược kinh doanh nhằm thu hút khách.

Ngoài ra độc giả trưởng thành, El Ateneo Grand Splendid còn nỗ lực lôi kéo các độc giả nhí. Họ liên tục cập nhật các game mới nhất, bày biện chúng ngay giữa trung tâm.

Tham khảo National Geographic

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại