EU thành lập lực lượng phản ứng nhanh đối phó chiến tranh mạng

Lê Ngọc |

Để đảm bảo an ninh mạng, Ủy ban châu Âu đã ra kế hoạch thành lập lực lượng phản ứng nhanh trực thuộc lực lượng không gian mạng chung của khối để hỗ trợ nhanh chóng cho các quốc gia thành viên bị tấn công mạng.

Thị trường EU ngày càng thống nhất được cho là cơ hội cho nhiều công ty châu Âu, tuy nhiên, các công ty nhỏ phải vật lộn để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng trên không gian mạng.

EU đã trải qua một loạt các cuộc tấn công mạng - trong năm 2019, có khoảng 450 cuộc tấn công nhắm vào năng lượng, tài chính và cơ sở hạ tầng quan trọng khác.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các bệnh viện và các cơ sở kinh doanh chăm sóc sức khỏe trở thành mục tiêu tấn công mạng .

Cơ quan Dược phẩm châu Âu bị tấn công vào tháng 12/2020, các bệnh viện ở Ireland và Pháp bị tấn công bằng ransomware vào tháng 5. Các cuộc tấn công mạng đã trở thành một “cơn mưa rào”, ảnh hưởng đến cả các thể chế chung của EU và cấu trúc quốc gia của một số thành viên.

Đại dịch đã đẩy nhanh quá trình số hóa trên toàn cầu, khi ngày càng có nhiều người làm việc từ xa để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Tuy nhiên, kết nối kỹ thuật số nhiều hơn đồng nghĩa với việc gia tăng các mối đe dọa an ninh mạng.

Theo Politic, “làn sóng tấn công mạng táo bạo” không chỉ “gây ra hỗn loạn trên lục địa”, mà còn làm phát sinh thực sự lo ngại rằng “châu Âu ngày nay không thể bảo vệ bản thân hoặc bí mật thương mại của mình khỏi kẻ thù”…

Để đảm bảo an ninh mạng, hôm 23/6, Ủy ban châu Âu đã ra kế hoạch, theo đó, EU sẽ thành lập lực lượng phản ứng nhanh trực thuộc lực lượng không gian mạng chung của khối để hỗ trợ nhanh chóng cho các quốc gia thành viên bị tấn công mạng.

Theo EU, lực lượng không gian mạng chung của khối sẽ hỗ trợ cho các hoạt động an ninh mạng của liên minh NATO trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh kỹ thuật số cho các quốc gia thành viên cũng như giải quyết mối quan ngại của các doanh nghiệp trên không gian mạng.

Đơn vị này cũng sẽ đóng vai trò là nền tảng cho cơ quan thực thi pháp luật, cộng đồng ngoại giao, các cơ quan tình báo và các công ty thuộc khu vực tư nhân trong khối chia sẻ tài nguyên và kiến thức chuyên môn về các mối đe dọa trên không gian mạng.

Ngoài phối hợp giữa các quốc gia, đơn vị sẽ lập kế hoạch ứng phó với khủng hoảng và tổ chức các cuộc diễn tập chung định kỳ.

Ngoài ra, một số chương trình dài hạn sẽ được triển khai, với mục đích tăng cường an ninh thông tin của Liên minh châu Âu nói chung và tất cả các thành viên ở nhiều cấp độ khác nhau.

Đặc biệt, các hoạt động giám sát được lên kế hoạch để chuẩn bị các báo cáo thường xuyên về các mối đe dọa mạng hiện tại và cách loại bỏ chúng. Việc thành lập lực lượng không gian mạng chung là bước đầu tiên hướng tới hợp tác an ninh lớn hơn trong khối.

Một EU thống nhất được cho là rất quan trọng để cạnh tranh tốt hơn với Nga, Trung Quốc và Mỹ.

Ngoài ra, Ủy ban châu Âu dự định tạo ra một “nền tảng đặc biệt” để chống tội phạm mạng, sẽ được sử dụng không chỉ bởi quân đội và cảnh sát, mà còn bởi các công ty tư nhân tham gia vào an ninh mạng.

Nó sẽ phục vụ “để điều phối các nguồn lực phản ứng và trao đổi”. Trong đó, đặc biệt là việc lập kế hoạch chuẩn bị và thử nghiệm các phương án ứng phó với khủng hoảng, cũng như ký kết các thỏa thuận phù hợp về trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng và đại diện của các cơ cấu thương mại đại diện cho lĩnh vực an ninh mạng.

Theo kế hoạch hiện tại của Ủy ban Châu Âu, việc quản lý đơn vị không gian mạng chung sẽ được giao cho Cơ quan An ninh Mạng Liên minh Châu Âu (ENISA), nhiều khả năng văn phòng sẽ được đặt tại Brussels.

Ủy ban hy vọng rằng đơn vị không gian mạng sẽ hoạt động đầy đủ vào cuối năm 2022, và từ nửa đầu năm 2023, theo kế hoạch, đơn vị này sẽ có thể tiến hành các “hoạt động tác chiến” chính thức.

Theo các chuyên gia, các hacker hiện đại ngày càng tinh vi và chuyên nghiệp hơn trong các hành động của chúng, do đó, không thể chống lại chúng một mình, chỉ bằng các lực lượng của chính chúng có cấu trúc phù hợp, thậm chí đối với các nước phát triển nhất của Liên minh Châu Âu.

Việc thành lập “Nhóm phản ứng nhanh trên mạng” là cần thiết chính xác để cung cấp hỗ trợ hoạt động cho các quốc gia, cơ quan chính phủ và các công ty đã bị tấn công.

Trong thực tế, kế hoạch thành lập một “lực lượng đặc biệt mạng” toàn châu Âu đã được ấp ủ từ lâu và theo đúng ý định đã công bố trước đó, lẽ ra phải được thực hiện vào năm 2019. Tuy nhiên, như đại diện của Ủy ban Châu Âu lưu ý, cần nhiều thời gian để hoàn thiện tất cả các chi tiết của dự án này so với dự kiến ​​ban đầu.

Ngoài ra, “trở ngại” chính trong vấn đề này là sự thiếu năng lực trong các cơ cấu quản lý của EU trong lĩnh vực an ninh quốc gia của từng thành viên và sự không sẵn lòng của các thành viên này trong việc xâm phạm nền độc lập của chính họ.

Một số nước EU đã thành lập các nhóm phản ứng mạng chung trong khuôn khổ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Đổi lại, các cơ quan cảnh sát phòng chống tội phạm mạng quốc gia tương tác với các cuộc điều tra của họ thông qua Trung tâm tội phạm mạng châu Âu.

Tuy nhiên, như các chuyên gia của Ủy ban châu Âu nêu rõ, hầu hết các quốc gia tiếp tục tự mình chống lại các mối đe dọa và thách thức trong không gian mạng, do khả năng rất khác nhau của họ.

Theo cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Litva, Litva đã khởi xướng việc tạo lực lượng mạng phản ứng nhanh của EU. 6 ​​quốc gia châu Âu, cụ thể là Litva, Estonia, Croatia, Ba Lan, Hà Lan và Romania, đã tham gia lực lượng chống lại các mối đe dọa mạng để tạo ra khả năng phản ứng chung nhanh, cho phép hợp pháp hoạt động của các nhóm như vậy trong các khu vực tài phán của các quốc gia, xác định cơ chế, tình trạng pháp lý, vai trò và thủ tục của Đội ứng phó nhanh chiến tranh mạng (Cyber Rapid Response Team - CRRT).

Được tạo ra bởi các chuyên gia dân sự và quân sự, CRRT sẽ tham gia vào quá trình vô hiệu hóa và điều tra các sự cố mạng nguy hiểm trên thực tế hoặc các thiệt hại vật lý nếu cần thiết.

Lithuania đã bắt đầu thành lập các lực lượng như vậy vào năm 2017, cuộc diễn tập đầu tiên diễn ra vào năm 2019 và một đội quốc tế gồm người Litva, Hà Lan, Ba Lan và Romania đã làm nhiệm vụ kể từ đầu năm 2020.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại