Chiến tranh từ xưa đến nay vẫn là một khái niệm đáng sợ, là nguyên nhân khiến dân số thế giới giảm thiểu một cách khủng khiếp. Và nếu để dùng một từ để miêu tả về chiến tranh, có lẽ từ đầu tiên người ta nghĩ đến, đó chính là "tàn khốc".
Khoảng 70 triệu người đã chết do cuộc chiến này (con số thương vong vẫn tiếp tục được nghiên cứu), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc xã (Holocaust). Trong số đó, 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn.
Thế nhưng cuộc chiến tàn khốc đó không thể hủy hoại được nhân tính của con người. Ngay cả vào những thời điểm khốc liệt nhất, ánh sáng của nhân tính vẫn thắp sáng tâm linh con người, thắp sáng thế giới đang vô cùng u tối khi đó.
Câu chuyện dưới đây là một trong những minh chứng cho điều này.
Nhân tính
Tháng 4 năm 1945.
Khi đó, quân phát xít Đức đã rơi vào trạng thái suy yếu. Rất nhiều công trình kiến trúc bên trong nội thành Berlin đã bị những trận oanh tạc trên không trước đó phá hủy, trở thành những đống đổ nát hoang tàn.
Quân đồng minh dưới sự chỉ huy của hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin, các cuộc chiến phía trong nội thành mỗi lúc một tàn khốc, quân Đức và Liên Xô tiến hành chiến tranh đô thị vô cùng kịch liệt trên mỗi con đường, giành giật từng tấc đất, tình thế vô cùng đáng sợ.
Ảnh tư liệu minh họa.
Giữa lúc đó, trong khoảnh khắc ngừng tiếng súng ngắn ngủi, từ một đống đổ nát bên đường bỗng vang lên tiếng trẻ con khóc.
Đó là tiếng khóc tuyệt vọng của một đứa trẻ người Đức. Xuất hiện trong bối cảnh hai cánh quân quyết sống mái với nhau như thế, đứa trẻ đó có thể mất mạng trong bão đạn bất cứ lúc nào.
Thế nhưng, đúng lúc cả hai bên giao chiến đang không biết nên làm thế nào, một cảnh tượng nằm ngoài tưởng tượng của tất cả mọi người đã diễn ra…
Một binh sĩ thuộc đội quân Liên Xô nhìn còn rất trẻ đã bất ngờ đứng dậy, chẳng một chút phòng bị nào, cứ thế bước thẳng đến tòa nhà đổ nát nơi phát ra tiếng trẻ con khóc đó.
Các chiến hữu ngay khi thấy bạn mình hành động như vậy liền hiểu ngay ý định của anh ta, lập tức ngừng bắn, dù vậy họng súng vẫn trong trạng thái nhằm thẳng về phía đối phương, có thể nã đạn bất cứ lúc nào để yểm trợ cho đồng đội của mình.
Nhưng chẳng ai có thể ngờ được là, ở phía bên kia đường, tiếng súng cũng lập tức dừng lại. Quân Đức cũng ngừng bắn. Và cứ như thế, người lính Liên Xô ôm đứa bé chạy ra khỏi tòa nhà đổ nát, tiến về phía hầm trú ẩn an toàn ở bên đường.
Vào thời khắc ấy, trên chiến trường ác liệt nơi mà chỉ ít phút trước đạn pháo còn bay tới tấp chỉ còn lại tiếng bước chân chậm nhưng rất chắc.
Cả một con phố rơi vào sự trầm tịch đến không tưởng. Một phóng viên Liên Xô với sự nhạy bén trong nghề đã không bỏ lỡ cơ hội quý báu mà dùng máy ảnh chụp lại khoảnh khắc lay động lòng người này.
Ngày hôm sau, trên bầu trời Berlin, truyền đơn bay khắp nơi. Trên những tờ truyền đơn đó là hình ảnh binh sĩ người Liên Xô giải cứu em bé người Đức và dòng chữ rất lớn: "Berlin, hãy dừng tiếng súng!"
Khi người dân Berlin nhìn thấy truyền đơn, không ít người đã khóc. Một số binh sĩ Đức đã buông vũ khí, ra khỏi chiến hào.
Người lính Liên Xô đó trở thành anh hùng. Và khi được hỏi tại sao anh dám đứng lên giữa mưa bom bão đạn như vậy, anh đã trả lời rằng: "Tình yêu, có thể làm ngưng tiếng súng."
Và anh kể lại một câu chuyện mà chính mình đã trải qua.
Đó là một ngày tháng 10/1941, khi quân Đức phát động tấn công Matxcova. Quân Liên Xô thời điểm đó phải chống trả rất gian khổ song vẫn không ngăn được kẻ địch tiến vào Matxcova mỗi lúc một gần.
Trên một con đường dẫn vào nội đô, vài viên lính Đức đang thận trọng mở đường tiến sâu vào trung tâm. Đột nhiên, tiếng chó sủa một tràng. Ngay lập tức, họ chuyển hướng sang nơi phát ra tiếng sủa và phát hiện một con chó đang phủ phục bên cạnh một thiếu niên chừng 15-16 tuổi, nhè nhẹ liếm lên mặt cậu bé.
Cậu thiếu niên rõ ràng đang bị thương và nằm bất động trên đất. Con chó quay đầu lại, hướng về phía những viên lính Đức cất tiếng sủa bi thương. Còn cậu chủ nhỏ của nó lúc này cũng đã bất giác phát hiện ra nhóm người đó là lính Đức, cậu ý thức dược điều tồi tệ đang ập đến nên vô cùng sợ hãi.
Biết chắc không thể tự cứu mình, cậu chỉ ngón tay vào con chó nhỏ, sau đó hướng về phía toán lính xua xua tay, cầu xin họ không giết con chó của mình.
Ảnh tư liệu.
Mặc dù không hiểu ngôn ngữ cậu bé nói nhưng những viên lính Đức hiểu cậu bé muốn gì. Thế nhưng chú chó nhỏ vẫn không ngừng an ủi cậu chủ đang bị thương của nó bằng cách liếm láp lên người cậu, rồi không ngừng vẫy đuôi với những người xa lạ và kêu ấm ứ trong cổ.
Nhóm lính cũng biết rằng, chú chó nhỏ đang cầu xin họ cứu chủ nhân của nó. Họ trầm mặc một hồi, sau đó không nói không rằng, đi một vòng quanh cậu thiếu niên và con chó nhỏ rồi bỏ đi. Cậu bé đó chính là người lính Liên Xô đã cứu em bé người Đức trong mưa bom bão đạn ở Berlin năm 1944.
Chính vì cảm động chuyện cũ mà 3 năm sau, người lính ấy đã có một sự lựa chọn cao thượng, đưa ra một sự lựa chọn đầy tình người, đầy tính người.