Dùng máy lọc không khí cả năm, người dùng dở khóc dở cười bởi lỗi ngớ ngẩn ngay từ khi mua thiết bị về

Thu Phương |

Nhiều người dùng chia sẻ, phải khi thấy người khác nhắc, họ mới biết suốt thời gian dài qua họ đã dùng máy lọc không khí sai cách.

Hiện nay, bên cạnh các thiết bị gia dụng cơ bản như tivi, máy giặt, tủ lạnh, bình nóng lạnh, càng ngày càng có nhiều hơn các thiết bị với công nghệ mới hiện đại, phục vụ được nhiều hơn nhu cầu, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình. Nổi bật trong số đó có thể kể tới là thiết bị mang tên máy lọc không khí.

Đúng như tên gọi, máy lọc không khí có tính năng giúp thanh lọc không khí trong phạm vi nhất định của không gian nơi mà máy được đặt, từ đó bảo vệ môi trường sống, không gian nhà ở và cả sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Việc sử dụng máy lọc không khí cũng rất đơn giản. Ngay khi mua về, người dùng chỉ cần đặt ở không gian mình muốn, khởi động máy và theo dõi các chỉ số không khí thay đổi thông qua màn hình điện tử. 

Tuy nhiên thời gian gần đây, trên mạng xã hội, xuất hiện các chia sẻ của loạt người dùng nói rằng, suốt thời gian dài sử dụng máy lọc không khí, thì ra có 1 công đoạn họ không để ý và đã làm sai ngay từ đầu. Đó chính là chưa tháo tấm bọc nilon ở màng lọc của thiết bị.

Dùng máy lọc không khí cả năm, người dùng dở khóc dở cười bởi lỗi ngớ ngẩn ngay từ khi mua thiết bị về- Ảnh 1.

Nhiều người dùng không hề tháo bọc nilon màng lọc máy lọc không khí ra khi mua về (Ảnh Hằng Dâu)

Dùng máy lọc không khí cả năm, người dùng dở khóc dở cười bởi lỗi ngớ ngẩn ngay từ khi mua thiết bị về- Ảnh 2.

Ảnh Gia đình tạp hóa

Đoàn Di Băng, một người dùng đến từ TP.HCM cho biết, nhà cô đã sử dụng thiết bị suốt 1 năm qua và đến khi mở máy ra mới bất ngờ khi biết tấm nilon bọc màng lọc chưa được tháo ra. Nhiều người dùng khác cũng chia sẻ trường hợp tương tự. Sai lầm tưởng chừng như rất đơn giản, song nó khiến cho hoạt động của máy lọc không khí đem lại hiểu quả bằng không.

Vai trò của màng lọc trong máy lọc không khí

Các đơn vị sản xuất và phân phối máy lọc không khí cho biết, màng lọc là bộ phận rất quan trọng, quyết định đến chất lượng không khí sau khi được xử lý với thiết bị.

Cụ thể, một chiếc máy lọc không khí sẽ có khoảng 3 màng lọc, bao gồm màng lọc thô, màng lọc trung gian và màng lọc tinh. Tất cả chúng được gọi chung là bộ lõi lọc của máy lọc không khí. Mỗi màng lọc sẽ đảm nhận nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung, chúng đều giúp giữ lại bụi bẩn hay các chất độc hại, từ đó đưa ra bên ngoài môi trường bầu không khí sạch hơn, trong lành hơn cho con người.

Cơ chế hoạt động cơ bản của máy lọc không khí như sau: Đầu tiên, quạt hút của máy sẽ tiến hành hút không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn vào rồi đẩy chúng qua màng lọc. Tại đây, màng lọc sẽ giữ lại toàn bộ bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn hay các loại virus... Hay nói cách khác, bụi bẩn và các thành phần có hại có sức khỏe sẽ bám vào các ion âm, sau đó sẽ bị bản kim loại tích điện dương giữ lại bên trong máy. Cuối cùng, sau khi lọc bỏ các loại bụi bẩn, tạp chất, thì máy sẽ thổi không khí đã sạch ra không gian bên ngoài.

Dùng máy lọc không khí cả năm, người dùng dở khóc dở cười bởi lỗi ngớ ngẩn ngay từ khi mua thiết bị về- Ảnh 3.

Cơ chế lọc không khí của các màng lọc trên thiết bị (Ảnh minh họa)

Chính vì vậy, việc không bóc tấm nilon bọc bên ngoài những màng lọc sẽ khiến bộ phận này không thể tiếp nhận và xử lý không khí bẩn. Đồng nghĩa với việc, thiết bị không thể cung cấp không khí sạch đúng theo mong muốn của người dùng.

Chính vì vậy ngay khi mua máy lọc không khí nói riêng hay bất kỳ thiết bị gia dụng nào khác nói chung, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thực hiện đúng, đủ các thao tác theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Có như vậy, thiết bị mới có thể hoạt động lâu bền, hiệu quả.

Một số lưu ý khác về màng lọc của máy lọc không khí

Màng lọc cần được vệ sinh định kỳ

Như đã nói ở trên, công dụng của những tấm màng lọc, bộ lọc trong máy lọc không khí, chính là giữ lại các loại bụi bẩn, chất bẩn hay tạp chất có không khí. Từ đó cung cấp không khí sạch ra ngoài không gian. Cũng chính bởi công dụng này nên sau thời gian dài sử dụng nhất định, màng lọc sẽ cần vệ sinh định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất có thể.

Dùng máy lọc không khí cả năm, người dùng dở khóc dở cười bởi lỗi ngớ ngẩn ngay từ khi mua thiết bị về- Ảnh 4.

Màng lọc của máy lọc không khí cần được vệ sinh định kỳ (Ảnh Điện máy chợ lớn)

Các chuyên gia khuyến cáo, tùy vào tần suất sử dụng mà người dùng nên xây dựng lịch vệ sinh màng lọc của máy lọc không khí một cách hợp lý. Tốt nhất, với những gia đình sử dụng thường xuyên, nên vệ sinh khoảng 1-2 tháng/lần. Nếu không vệ sinh máy lọc không khí thường xuyên, thì sẽ gây ra những hậu quả như: Công suất của máy không thể hoạt động tối đa, dẫn đến việc xử lý ô nhiễm kém hiệu quả.

Màng lọc cần được thay thế định kỳ

Không chỉ vệ sinh, màng lọc của máy lọc không khí còn cần thay thế định kỳ. 

Dùng máy lọc không khí cả năm, người dùng dở khóc dở cười bởi lỗi ngớ ngẩn ngay từ khi mua thiết bị về- Ảnh 5.

Không chỉ vệ sinh, mỗi loại màng lọc sẽ có thời gian thay thế khác nhau (Ảnh minh họa)

Dựa trên từng tính chất, cấu tạo, đặc điểm của từng loại màng lọc, các chuyên gia đã đưa ra thời gian lý tưởng để thay thế như sau:

- Màng lọc thô: Không cần thay thế

- Màng lọc than hoạt tính: Thay thế 2-3 năm/lần

- Màng lọc phấn hoa: 6-12 tháng/lần

- Màng lọc Titan: Tùy vào hướng dẫn sử dụng

- Màng lọc nước: 2 năm/lần

- Màng lọc HEPA: 3-10 năm/lần - tùy vào mẫu máy lọc, nhà sản xuất và chất lượng không khí

Dùng máy lọc không khí cả năm, người dùng dở khóc dở cười bởi lỗi ngớ ngẩn ngay từ khi mua thiết bị về- Ảnh 6.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại