Đừng “dung túng” cho sự tùy hứng nhất thời của trẻ nếu không muốn chúng gặp khó khăn trong tương lai: Hãy dạy con điều này trước khi quá muộn!

Minh Hà |

Những đứa trẻ thường có hứng thú với những thứ mới lạ và cách chúng thể hiện mong muốn thường là “con thích cái này”, “con chỉ muốn cái kia”, đôi khi sẽ gây phiền toái cho bố mẹ và những người xung quanh. Con cần được học cách chờ đợi và hài lòng với những gì mình có ngay từ khi còn bé.

Sự thỏa mãn nhất thời có thể khiến một đứa trẻ vui vẻ trong thời gian ngắn - nhưng nó cũng phá hủy đi những cơ hội tương lai khi đứa trẻ lớn lên. 

Tiến sĩ Hana Ra Adams, một nhà trị liệu / tư vấn gia đình có tiếng hiện đang làm việc tại Singapore, nói rằng dạy trẻ cách tự kiểm soát là điều rất quan trọng trong việc giúp chúng nhìn nhận các vấn đề và làm việc để tìm kiếm giải pháp.

"Những đứa trẻ có khả năng kìm hãm ham muốn tầm thường sẽ biết cách thoát khỏi căng thẳng hiệu quả hơn và học được cách kiểm soát phản ứng của chúng trước các tình huống có thể gây ra sự thất vọng hoặc khó khăn."

Đồng quan điểm, bà Fiona Walker, hiệu trưởng của Trung tâm Julia Gabriel, Singapore, cũng nói rằng: "Là cha mẹ, đôi khi chúng ta nên khác với những bậc phụ huynh bình thường luôn chiều chuộng con cái vô điều kiện, hãy nói "không" và "đợi đã" với con để chúng làm quen với việc không may bị từ chối hay gặp thất bại trong cuộc sống. 

Chỉ nên đáp ứng những nhu cầu con cần có và thực sự muốn, đặc biệt khi chúng giúp ích cho con lâu dài.

Cổ vũ và thưởng cho con những món quà khi chúng tự mình đạt được điều gì, vì điều đó sẽ khiến con trải nghiệm cảm giác hài lòng khi tự mình làm việc và biết cách nâng cao giá trị bản thân.

"Vậy nên, những người làm cha làm mẹ, hãy mạnh dạn nói "Không" để xây dựng cách sống có ích cho con. Dưới đây là những cách dạy con cụ thể để giúp con phát triển tốt hơn:

1. Thay phiên nhau làm việc với con

Đừng “dung túng” cho sự tùy hứng nhất thời của trẻ nếu không muốn chúng gặp khó khăn trong tương lai: Hãy dạy con điều này trước khi quá muộn! - Ảnh 1.

Hãy đọc truyện cho con trước giờ đi ngủ, ngay cả khi con bạn đã lớn hơn, bà Walker gợi ý. Các bạn có thể đọc cùng nhau, bố mẹ cũng nên thay phiên nhau đọc cùng một trang truyện cho con.

Cùng con chơi các trò chơi, chẳng hạn như cờ tỷ phú, cờ vua hoặc Cluedo (một trò chơi truy lùng chân tướng), bố mẹ thay phiên nhau chơi và tạo ra những tình huống để con hiểu được không phải lúc nào mình cũng là người chiến thắng - điều quan trọng là phải hiểu và chấp nhận.

2. Giúp con định hình cảm xúc

Đừng “dung túng” cho sự tùy hứng nhất thời của trẻ nếu không muốn chúng gặp khó khăn trong tương lai: Hãy dạy con điều này trước khi quá muộn! - Ảnh 2.

Tiến sĩ Adams nói rằng: "Nếu con bạn có thể biểu đạt tất cả bằng lời nói và nhận định cảm xúc, bé có thể học cách thể hiện chúng mà không cần dùng đến các phương tiện phi ngôn ngữ. 

Thay vì mâu thuẫn bạo lực với người khác vì bực bội, bé có thể bày tỏ với bạn cảm giác của mình và nhờ bạn giúp đỡ giải quyết vấn đề mà không phải dùng đến các phương tiện vật lý."

3. Lên lịch cho các hoạt động

Đối với những đứa trẻ lớn hơn, tiến sĩ Adams gợi ý bố mẹ cần chuẩn bị một cuốn lịch và lập kế hoạch cho các hoạt động hoặc sự kiện. 

Hãy xem qua lịch và chọn một ngày quan trọng. Đếm số ngày cho đến khi sự kiện diễn ra và xé bỏ tờ lịch cũ của từng ngày khi sự kiện sắp đến gần. 

Con bạn có thể trở nên phấn khích khi ngày một đến gần sự kiện hoặc thất vọng vì ngày đó không đến nhanh hơn. Chia sẻ những cảm xúc này với con và giúp chúng hình thành nên thói quen kiểm soát cảm xúc.

4. Dạy con biết chờ đợi

Đừng “dung túng” cho sự tùy hứng nhất thời của trẻ nếu không muốn chúng gặp khó khăn trong tương lai: Hãy dạy con điều này trước khi quá muộn! - Ảnh 3.

Bà Walker đưa ra lời khuyên: "Hãy tập cho con bạn cách chờ đợi, như việc chỉ cho phép con ăn bánh quy sau khi đã ăn xong cơm tối, phải đợi đến ngày sinh nhật con mới nhận được một món đồ chơi hoặc đồ dùng mới mà chúng yêu thích, hay đợi cho đến khi con nhận được điểm của mình trước khi chúng tự thưởng những gì chúng muốn."

5. Lập ra chế độ khen thưởng

Tiến sĩ Adams lại gợi ý rằng đối với trẻ em bắt đầu đi học, bạn có thể lập ra một hệ thống trợ cấp hoặc một khoản tiền thưởng nhỏ cho các công việc nhà. 

Hãy để con bạn kiếm được một khoản tiền nhỏ từ việc thu gom rác tái chế hoặc dắt chó đi dạo hay bất cứ nhiệm vụ nào trong tầm quản lý của bạn. 

Các công việc gia đình giúp con bạn phát triển tinh thần trách nhiệm và nhờ việc được khen thưởng sau khi hoàn thành một nhiệm vụ, dần dần, bé sẽ biết được giá trị của việc tự mình bắt tay vào làm việc chăm chỉ để nhận phần thưởng có ý nghĩa như thế nào.

6. Rèn luyện chánh niệm và tập trung

Đừng “dung túng” cho sự tùy hứng nhất thời của trẻ nếu không muốn chúng gặp khó khăn trong tương lai: Hãy dạy con điều này trước khi quá muộn! - Ảnh 4.

Chánh niệm là trạng thái khi một người tập trung toàn bộ cảm xúc, cảm giác và suy nghĩ của mình vào một sự vật, sự việc và không có bất cứ phán xét gì tại một thời điểm nhất định trong hiện tại. 

Bà Walker nói rằng chánh niệm đang trở nên phổ biến hơn ở các trường học trên khắp thế giới vì nó đã được chứng minh là một cách rất thành công để giúp trẻ phát triển sự tập trung cần thiết để trì hoãn những ham muốn thỏa mãn và thắng được những cám dỗ đến từ thời đại kỹ thuật số. 

Ngoài ra, tô màu và vẽ tranh cũng là những hoạt động giúp tăng khả năng tập trung cho trẻ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại