Người xưa nói, từ xưa tới nay, hồng nhan bạc mệnh. Có không ít câu chuyện về các vị quân vương sẵn sàng từ bỏ giang sơn đẹp như họa, đổi lấy mỹ nhân đẹp tựa hoa xuất hiện trong các cuốn sách lịch sử. Chuyện Ngô Vương do say đắm nhan sắc của Tây Thi mà mất nước, cũng là một trong số đó.
Tây Thi, một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc thời cổ đại, vốn chỉ là một cô thôn nữ nhỏ bé. Đến sau này nàng mới trở thành một nữ nhân nổi danh mỹ lệ tuyệt trần, nhưng cũng theo đó mà mang nặng trong lòng nỗi hận diệt quốc, vì đất nước mà không ngại hy sinh chính mình.
Nhan sắc xinh đẹp của nàng có tác dụng và ảnh hưởng vô cùng lớn, không chỉ đến cuộc đời nàng mà còn là cả sinh mệnh quốc gia. Vậy Tây Thi đẹp đến mức nào?
Tây Thi sinh ra tại Việt Quốc trong thời Xuân Thu, là nơi phong cảnh như họa, cũng là nơi nổi tiếng có nhiều mỹ nữ. Tây Thi vốn không phải tên thật của nàng, nhưng vì sống tại phía Tây thôn trang nên mọi người mới gọi nàng là Tây Thi. Từ nhỏ, Tây Thi đã đạt đến vẻ đẹp tiêu chuẩn của mỹ nữ.
Thôn phía đông cũng có một cô gái tên Đông Thi vô cùng xấu xí. Nhưng nàng ta lại không tự nhận thức được điều ấy, rất ghen tị với Tây Thi nên thường học theo những động tác, cử chỉ của nàng để được mọi người yêu thích. Nhưng vì Đông Thi quá xấu, tính cách luôn ghen ghét đố kỵ nên những người hàng xóm trong thôn đều đóng cửa sổ tránh gặp. Từ đó mới có câu chuyện “Đông Thi bắt chước”.
Nhưng Tây Thi vốn cũng chỉ là con gái trong một gia đình bình thường, theo lý mà nói, cả đời cũng không thể can dự vào việc triều chính.
Nhưng trong cuộc chiến tranh giành quyền lực, Việt Vương Câu Tiễn trở thành tù nhân. Để phục quốc, ông chỉ có thể cam chịu sống khổ cực, hèn mọn, ngậm đắng nuốt cay. Để lật đổ nước Ngô từ bên trong, quân sư của Câu Tiễn là Phạm Lãi đã khuyên ông nên dùng đến mỹ nhân kế.
Việt Vương Câu Tiễn đi khắp thiên hạ tìm mỹ nhân, cuối cùng tìm được Tây Thi cống cho Phù Sai.
Quả nhiên, Ngô Vương đắm chìm trong nhan sắc, tưởng rằng mọi chuyện đều đã an toàn, vui vẻ đưa Tây Thi nhập cung. Trước đó, Tây Thi đã học 3 năm các lễ nghi trong cung. Ngô Vương lập tức bị nhan sắc khuynh thành của Tây Thi làm cho mê muội, không nghe lọt tai lời khuyên của Ngũ Tử Tư, đêm đêm đàn hát say sưa quên trời đất.
Để có trái tim mỹ nhân, Ngô Vương đã cho xây dựng Xuân Dạ Cung lộng lẫy, bên trong còn có một chiếc thuyền rồng hoa lệ.
Ngô Vương cùng Tây Thi ngày ngày trên thuyền dạo chơi, không màng chính sự.
Việc này không chỉ hao tốn tiền bạc, nhân lực, vật lực, mà với cương vị của một người đứng đầu quốc gia, hắn cũng không để tâm chú ý, điều này khiến người dân bắt đầu uất hận.
Ngô Vương vì Tây Thi mà từ bỏ hậu cung, độc sủng mình nàng.
Ngô Vương không nghe bất cứ lời can ngăn nào, thậm chí đã giết chết Ngũ Tử Tây vẫn luôn một lòng trung thành. Ngũ Tử Tây trước khi chết lập một lời nguyền: “Thân diệt, nước vong, thiên hạ chê cười”. Ngày đêm đắm chìm trong tửu sắc, đất nước sớm muộn cũng diệt vong.
Câu chuyện Tây Thi lưu truyền mãi về sau, nhưng không ai biết rằng Tây Thi đến cùng là đẹp như thế nào.
Con người vô cùng tò mò về hình dáng của Tây Thi, nhưng thời xưa không có máy ảnh để chụp lại. Hơn 2000 năm sau, chúng ta thông qua các tài liệu có được về Tây Thi tiến hành khôi phục nguyên gốc. Nhan sắc của nàng thực sự khiến bất cứ ai cũng rung động, vẻ đẹp tiêu chuẩn của một mỹ nhân thời cổ đại. Chẳng trách Ngô Vương sẵn sàng từ bỏ hậu cung, bỏ bê triều chính, thậm chí là đánh mất giang sơn trong tay Tây Thi.