Đua nhau vào công ty công nghệ vì tưởng là "thiên đường" lương cao, phúc lợi nhiều, nhân viên bật khóc khi cơn ác mộng giáng xuống lĩnh vực này đầu tiên

Hạ Khương |

Cơn ác mộng sa thải và đóng băng tuyển dụng vẫn đang tiếp diễn trên khắp thế giới.

Bắt đầu từ cuối năm 2022, thế giới chứng kiến làn sóng sa thải nhân viên rầm rộ ở khắp mọi nơi. Đến nay, làn sóng cắt giảm nhân sự hàng loạt vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Bị sa thải khỏi các công ty công nghệ lớn đã gây ra khủng hoảng cho nhân viên và khiến họ “vỡ mộng” về những đặc quyền mà họ đã được hưởng.

Căn nguyên nằm ở “chủ nghĩa ngoại lệ công nghệ” (tech exceptionalism), đó là khi mà các công ty công nghệ phát triển thành những gã khổng lồ trên thế giới, với doanh thu đáng mơ ước, các công ty bắt đầu “nuông chiều” nhân viên với những đặc quyền “trong mơ” như dịch vụ mát-xa, khu giải trí hay quầy đồ ăn miễn phí.

Các công ty này từng tuyển dụng ồ ạt nhân sự trong thời kỳ cao điểm của đại dịch, giờ đây nhu cầu dịch vụ giảm dần khi đại dịch được kiểm soát khiến các công ty công nghệ bắt đầu sa thải hàng loạt nhân viên.

Theo thống kê của Layoffs.fyi - trang web theo dõi việc sa thải trong lịch công nghệ, các công ty như Google, Meta, Microsoft và Amazon đã sa thải tổng cộng 50.000 nhân viên, trong đó số lượng người bị sa thải trong 2 tháng đầu năm 2023 đã quá nửa so với lượng người bị sa thải trong năm 2022.

Đua nhau vào công ty công nghệ vì tưởng là thiên đường lương cao, phúc lợi nhiều, nhân viên bật khóc khi cơn ác mộng giáng xuống lĩnh vực này đầu tiên - Ảnh 1.

Làn sóng sa thải không chừa một ai, nhưng dường như lĩnh vực công nghệ đang hứng chịu hậu quả nặng nề nhất

Từ quan điểm của doanh nghiệp và nhà đầu tư, sự điều chỉnh này đã có tiền lệ từ lâu. Nhưng đối với những nhân viên đã quen thuộc với lối sống hào nhoáng mà công ty đem lại, việc bị sa thải như một đòn giáng mạnh vào giá ttrij họ. Môi trường và những đặc quyền tại các công ty công nghệ lớn đã khiến nhân viên cảm thấy khác biệt so với các nhân viên làm việc trong các lĩnh vực khác.

Cuộc đua của những công ty công nghệ nhằm chiêu mộ nhân tài

Vijay Govindarajan, giáo sư tại Trường Kinh doanh Tuck thuộc Đại học Dartmouth, chia sẻ rằng từ những năm 1980, để khơi dậy sự đổi mới và gắn kết các nhân viên, các công ty công nghệ đã có những biện pháp nhằm xây dựng văn hoá công ty cởi mở, thân mật. Các biện pháp có thể kể đến như thiết kế không gian văn phòng mở, nhà bếp chung, đồ ăn và đồ uống miễn phí.

Google nổi tiếng với xe buýt đưa đón nhân viên, khu tập luyện thể dục, nhà trị liệu mát-xa và ghế mát-xa trong nhà. Apple bắt đầu tổ chức Beer Bashes, nơi công ty chiêu đãi nhân viên bia, đồ ăn miễn phí và các buổi hòa nhạc với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng như Maroon 5. Meta cũng không kém cạnh khi lắp đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nha khoa tại chỗ, cùng với dịch vụ giặt khô và cửa hàng sửa chữa xe đạp.

Đua nhau vào công ty công nghệ vì tưởng là thiên đường lương cao, phúc lợi nhiều, nhân viên bật khóc khi cơn ác mộng giáng xuống lĩnh vực này đầu tiên - Ảnh 2.
Đua nhau vào công ty công nghệ vì tưởng là thiên đường lương cao, phúc lợi nhiều, nhân viên bật khóc khi cơn ác mộng giáng xuống lĩnh vực này đầu tiên - Ảnh 3.
Đua nhau vào công ty công nghệ vì tưởng là thiên đường lương cao, phúc lợi nhiều, nhân viên bật khóc khi cơn ác mộng giáng xuống lĩnh vực này đầu tiên - Ảnh 4.

Việc đem lại các đặc quyền tốt nhất cho nhân viên cũng là một chiến lược tuyển dụng của các ông lớn công nghệ. Khi các công ty muốn thu hút và giữ chân các nhân viên là bậc cha mẹ, họ bắt đầu cung cấp các đặc quyền thai sản, dịch vụ chăm sóc trẻ tại chỗ và phòng cho con bú. Cả Apple và Meta đều trả một phần chi phí đông lạnh trứng cho nhân viên của họ để giữ chân những phụ nữ có dự định mang thai.

Các đặc quyền cuối cùng đã trở thành một cuộc “chạy đua vũ trang” khi các công ty không chỉ cạnh tranh để giành người tài năng nhất mà còn cả những người chăm chỉ nhất.

Công nghệ không còn là “mảnh đất màu mỡ”

Giãn cách xã hội đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cũng từ đó tăng lên. Những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ có vô số cơ hội để thay đổi môi trường làm việc và cải thiện thu nhập. Điều này củng cố suy nghĩ rằng sẽ luôn có sự đảm bảo trong lĩnh vực này.

Trên nền tảng TikTok, các nhân viên công nghệ trẻ tuổi đã đăng tải những video thể hiện văn phòng làm việc, đặc quyền và lối sống đáng mơ ước mà họ có được khi chỉ mới ở vị trí nhân viên học việc hoặc chưa có kinh nghiệm. Các video đã thu hút hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu lượt xem và càng đẩy mạnh câu chuyện rằng ngành công nghệ là “vua của mọi nghề”.

Tuy nhiên sau đó, đại dịch được kiểm soát và nền kinh tế bắt đầu suy thoái

Trải qua nhiều năm được bao bọc trong vùng an toàn của các công ty công nghệ, đối mặt với sự khắc nghiệt của thị trường khiến nhiều người lo lắng và mất phương hướng. “Từ đàm phán lương ‘điên cuồng’ và phàn nàn vì làm việc quá giờ, đến việc nhận ra ngành công nghệ không còn là ‘vùng đất màu mỡ’ và họ có thể bị sa thải bất cứ lúc nào” , Reyhan Aya, nhà kinh tế cấp cao tại công ty Revelio Labs nói về sự khủng hoảng của nhân viên công nghệ.

Một nhân viên của Google khi nhận được giấy thông báo bị sa thải nói rằng cô cảm thấy đau buồn và không công bằng khi bị sa thải. Một nhà tuyển dụng khác bị sa thải từ Meta cho biết cô ấy cảm thấy “bị tổn thương”. Những người được giữ lại luôn làm việc trong tâm trạng lo lắng liệu họ có phải là người tiếp theo hay không.

Đua nhau vào công ty công nghệ vì tưởng là thiên đường lương cao, phúc lợi nhiều, nhân viên bật khóc khi cơn ác mộng giáng xuống lĩnh vực này đầu tiên - Ảnh 5.

Govindarajan cho rằng các công ty công nghệ này đã làm sụp đổ các ngành công nghiệp khác như nhiếp ảnh, ô tô và cửa hàng bách hóa. Ông nói với Insider: “Công nghệ đã khiến nhiều ngành khác phải cắt giảm nhân sự và khiến hàng loạt người mất việc. Giờ đây chính lĩnh vực công nghệ phải đối mặt với điều đó”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại