Kiếm 35 tỷ đồng/năm ở tuổi 27, kỹ sư thung lũng Silicon thừa nhận: Tiền không làm bạn hạnh phúc, người giàu nhất chưa chắc là người mặc đẹp nhất

Đinh Anh |

Khi có cuộc sống dư dả về mặt vật chất, anh chàng kỹ sư làm việc trong tập đoàn hàng đầu thế giới dần nhận ra những bài học về cuộc sống mà trước đây khó có hội nhận ra.

Bài viết dưới đây là chia sẻ của Duncan Riach, kỹ sư máy tính đến từ California. Là nhân viên đầu tiên của NVIDIA, hiện anh chuyên về trí tuệ nhân tạo.

Vào đầu những năm 2000, tôi là nhân viên đầu tiên tại công ty công nghệ hàng đầu thế giới chuyên xử lý chip máy tính tại Thung lũng Silicon. Với công việc có tính chuyên môn cao, thu nhập mỗi năm của tôi có thể đạt mức 1,5 triệu USD (khoảng 35 tỷ đồng).

Với số tiền đó, cuộc sống của tôi khá dư dả. Và sự giàu có về mặt vật chất đã cho tôi nhiều bài học.

 Kiếm 35 tỷ đồng/năm ở tuổi 27, kỹ sư thung lũng Silicon thừa nhận: Tiền không làm bạn hạnh phúc, người giàu nhất chưa chắc là người mặc đẹp nhất  - Ảnh 1.

Duncan Riach

Tiền không làm bạn hạnh phúc

Nhiều người thường nói rằng "tiền không làm bạn hạnh phúc". Song họ vẫn cố gắng từng ngày để bản thân trở nên giàu hơn với hy vọng có thể hạnh phúc hơn. Nói hay nghĩ là một chuyện và trải nghiệm điều đó là một chuyện hoàn toàn khác. Là người từng trải, tôi thừa nhận rằng tiền không làm chúng ta hạnh phúc và cũng chẳng làm bạn hài lòng hơn.

Tôi có một ngôi nhà sang trọng trị giá hàng triệu USD ở Mountain View. Dẫu căn nhà đó vẫn còn nợ song tôi hoàn toàn có thể trả hết nếu muốn. Ở một quốc gia khác, tôi cũng đang sở hữu một căn nhà. Tôi cũng có một chiếc xe hơi sang trọng để phục vụ cho việc di chuyển.

Ở nơi làm việc, tôi được trả lương cao và được đồng nghiệp tôn trọng. Nhìn chung cuộc sống của tôi dư dả về mặt vật chất.

Dẫu vậy tôi vẫn cảm thấy lo lắng và không hài lòng. Ở một mức độ nào đó, nỗ lực vươn tới thành công của tôi được thúc đẩy bởi niềm tin rằng sự đau khổ của tôi sẽ biến mất khi tôi trở nên giàu có. Song bằng với trải nghiệm của mình, tôi học được rằng một khi những nhu cầu cơ bản của chúng ta được đáp ứng thì mức độ hài lòng và hạnh phúc lại không liên quan gì đến việc có bao nhiêu tài sản.

Trên thực tế, sự giàu có thể khiến cuộc sống trở nên tồi tệ hơn. Cuộc sống cũng có thể trở nên phức tạp hơn rất nhiều khi gắn với sự giàu có.

Tôi nhận ra rằng mình có xu hướng lo lắng về việc không có đủ tiền trong tương lai. Nỗi sợ này đã và đang theo tôi suốt cả cuộc đời. Nó chẳng hề vơi khi tài sản của tôi gia tăng nhiều hơn.

Bạn chỉ nên giúp mọi người khi được yêu cầu

Thay vì mua một ngôi nhà nghỉ dưỡng ở Lake Tahoe hoặc một số bất động sản để đầu tư, tôi đã mua một ngôi nhà ở quốc gia khác cho một số người anh em họ hàng của mình sinh sống. Về cơ bản, tôi đã tự bỏ tiền túi của mình để cho người thân của mình hàng chục nghìn USD mỗi năm.

Song tôi phát hiện ra rằng những người này lại phẫn nộ vì tôi làm điều này. Họ cảm thấy đang bị đối xử như những đứa trẻ khi không có quyền lựa chọn căn nhà yêu thích. Họ tuyên bố rằng không thích ngôi nhà mà tôi đã mua.

Về mặt tài chính, không chỉ mất đi một khoản tiền thuê nhà hàng tháng, tôi còn phải bỏ một khoản tiền khổng lồ để mua lại căn nhà này ở thời điểm đầu. Toàn bộ quá trình này tiêu tốn của tôi rất nhiều năng lượng và thời gian.

Qua câu chuyện này tôi nhận ra rằng với món quà mình trao cho đối phương chưa chắc họ sẽ trân trọng như cách mình nghĩ. Bây giờ tôi không bao giờ giúp đỡ người khác nếu không có lời đề nghị. Thậm chí tôi chỉ giúp họ trong phạm vi được yêu cầu. Tôi cũng cố gắng tìm kiếm những cách giúp đỡ mà bản thân không bị ảnh hưởng gì.

Cuộc sống này luôn có người giàu hơn bạn

 Kiếm 35 tỷ đồng/năm ở tuổi 27, kỹ sư thung lũng Silicon thừa nhận: Tiền không làm bạn hạnh phúc, người giàu nhất chưa chắc là người mặc đẹp nhất  - Ảnh 2.

Nếu đánh đồng giá trị của bản thân với lượng tài sản đang sở hữu, bạn sẽ luôn bị thu hút bởi những người giàu hơn bạn. Lúc này bạn sẽ cảm thấy bản thân thật kém cỏi.

Nếu để cảm xúc này chi phối, bạn sẽ không bao giờ nhìn thấu được giá trị của bản thân. Trên thực tế vấn đề này có thể khiến cuộc sống của bạn luôn mệt mỏi vì phải chạy theo sự giàu có của những người xung quanh.

Tôi đã mua một ngôi nhà, lớn hơn, sang trọng hơn ở Mountain View. Vì tôi luôn cho rằng căn nhà của mình ở Santa Clara chưa đủ sang trọng. Đến khi chuyển đến căn nhà mới, tôi lại biết một cặp vợ chồng chuyển từ Palo Alto - nơi đẹp hơn cả Mountain View đến Los Hills.

Mệt mỏi với cuộc chạy đua đó, tôi dần nhận ra mỗi người chỉ cần tìm ra số tiền bạn thực sự cần, có thể đáp ứng nhu cầu thực tế. Ngoài ra bạn có thể tính xem mình cần tích lũy bao nhiêu của cải để trở nên độc lập về tài chính.

Điều quan trọng hơn là bạn cần nhìn nhận giá trị của bản thân mình dựa trên những gì đang sở hữu. Sau một thời gian nhìn nhận tôi tin rằng bản thân mỗi người có một giá trị độc bản. Điều đó không phụ thuộc vào việc bạn có bao nhiêu tiền.

Đừng nhìn bề ngoài một người để đánh giá giàu nghèo

 Kiếm 35 tỷ đồng/năm ở tuổi 27, kỹ sư thung lũng Silicon thừa nhận: Tiền không làm bạn hạnh phúc, người giàu nhất chưa chắc là người mặc đẹp nhất  - Ảnh 3.

Sau vài năm làm việc, tôi đã quyết định nghỉ vài năm để học lấy bằng tiến sĩ và bắt đầu một số công việc kinh doanh. Tôi vẫn nhớ khi đang tham gia một buổi tiệc, người phụ nữ hấp dẫn đến gần tôi và hỏi "Bạn làm nghề gì?". Tôi thành thật trả lời mình đang là một học viên chờ lấy bằng tiến sĩ.

Khi trả lời như vậy, cô ấy lập tức quay đi mà không nói thêm một lời nào. Có lẽ cô ấy nghĩ một học viên như tôi chắc không có nhiều tiền.

Suy nghĩ trong nhiều ngày về câu chuyện này, tôi nhận ra mình là người giàu nhất trong bữa tiệc hôm đó. Tôi cũng hiểu sự may mắn của mình khi không bị cô gái đó đeo bám.

Tôi quen nhiều người có tài sản ròng rất cao. Nhiều người trong số họ dành phần lớn thời gian của mình trong những bộ đồ giản dị. Vì thế bạn không thể đánh giá tài sản của một người thông qua những gì họ đang mặc trên người. Bạn cũng không thể biết một người giàu như thế nào bằng lời nói của họ.

Theo CNBC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại