Đưa các con đi mua ''bộ đồ Nike đầu tiên trong đời'', vợ chồng lao động nghèo sốc nặng trước thái độ của nữ nhân viên

NGUYÊN DŨNG TT |

Ngay từ khi bước chân vào cửa hàng Nike, đôi vợ chồng lao động nghèo đưa các con đi mua sắm đã cảm nhận được bầu không khí "kỳ lạ" bao trùm lấy gia đình mình. Đến khi cậu con trai 9 tuổi chọn xong quần áo và bị nhân viên "giật lại đồ" với thái độ kỳ thị, họ không thể nhẫn nhịn thêm được nữa.

Ngày 20/8, công nhân 44 tuổi tên Mao Trị Cao kể lại với báo chí xứ Trung rằng khoảng 1 tuần trước, anh và vợ đưa 3 con đến 1 cửa hàng Nike ở thành phố Côn Minh, Trung Quốc để mua quần áo. Nhưng có lẽ do anh mặc đồ thủng lỗ nên cả anh và các con đã phải nhận đủ sự khinh thường của nhân viên.

Đưa các con đi mua bộ đồ Nike đầu tiên trong đời, vợ chồng lao động nghèo sốc nặng trước thái độ của nữ nhân viên - Ảnh 1.

Cửa hàng Nike ở thành phố Côn Minh, Trung Quốc - nơi xảy ra "phốt" thái độ của nhân viên cửa hàng với khách hàng gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu

Hôm ấy, cậu con trai 9 tuổi của anh đã chọn được 2 bộ quần áo nhưng 1 nữ nhân viên bán hàng đã giật lại đồ từ tay cháu bé. Sau đó, để bảo vệ con, vợ anh đã to tiếng tranh cãi với nhân viên cửa hàng.

Ngay hôm xảy ra vụ việc, anh đã lập tức đưa ra phản hồi với Nike, nhưng phải đến 6 ngày sau, anh mới nhận được cuộc gọi từ 1 nhân viên của Nike gửi lời xin lỗi đến gia đình và mời họ đến cửa hàng nơi xảy ra sự việc. Tuy nhiên, Mao Trị Cao và vợ đã từ chối đề nghị và "hy vọng rằng Nike có thể đưa ra 1 bức thư xin lỗi bằng văn bản".

Muốn có "Nike đầu tiên" trong đời

Đưa các con đi mua bộ đồ Nike đầu tiên trong đời, vợ chồng lao động nghèo sốc nặng trước thái độ của nữ nhân viên - Ảnh 2.

Chiếc áo anh Mao Trị Cao mặc đến cửa hàng Nike (ảnh do nhân vật cung cấp)

Mao Trị Cao là người ở thị trấn Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, anh và vợ có 3 người con, trong đó con gái lớn 15 tuổi, con trai nhỡ 13 tuổi và con trai út mới 9 tuổi. Để nuôi 3 đứa con, Mao Trị Cao và vợ làm việc quanh năm ở thị trấn Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, trong khi các con ở quê nhà đi học.

"1 năm tôi và vợ gặp các con được vài lần. Năm nay, tranh thủ kỳ nghỉ hè bèn đón các con từ quê nhà lên chỗ mình chơi. Nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, do công tác phòng chống dịch nên chúng tôi phải đưa các cháu về quê trước." - Anh Mao kể với phóng viên.

Trong thời gian này, anh đã hứa sẽ mua quần áo mới cho 3 đứa trẻ. Vào chiều 12/8, trước khi đưa các con về, anh và vợ quyết định lên hẳn thành phố để mua đồ.

"3 đứa trẻ đều muốn có quần áo mới nhãn hiệu Nike." - Anh kể.

Đưa các con đi mua bộ đồ Nike đầu tiên trong đời, vợ chồng lao động nghèo sốc nặng trước thái độ của nữ nhân viên - Ảnh 3.

Đôi giày mà anh đi khi đưa các con đến cửa hàng Nike (ảnh do nhân vật cung cấp)

Vào lúc 1h chiều ngày 13/8, Mao Trị Cao cùng vợ con đến 1 cửa hàng Nike ở thành phố Côn Minh, Trung Quốc. Tuy nhiên, tại đây gia đình 5 người đã có 1 trải nghiệm khó mà quên được.

Mao Trị Cao là công nhân, trên công trường mọi người đều không quá chú trọng đến chuyện ăn mặc. Nhưng anh không ngờ chính chiếc áo rách của mình đã khiến các con bị kỳ thị lây.

"Ngay từ khi bước chân vào cửa hàng tôi đã cảm nhận được sự khác lạ. Nhưng vợ đã khuyên tôi bỏ qua, mua đồ cho con một cách vui vẻ." - Anh Mao kể.

Đưa các con đi mua bộ đồ Nike đầu tiên trong đời, vợ chồng lao động nghèo sốc nặng trước thái độ của nữ nhân viên - Ảnh 4.

Trải nghiệm mua hàng hiệu khó quên trong đời của gia đình 5 người

Cửa hàng Nike có 2 tầng, quần áo trẻ em và phụ nữ ở tầng 2. Khi đó, vợ chồng anh đưa con gái và con trai út lên tầng 2, để con trai lớn chọn quần áo ở tầng 1. Lên đến khu quần áo trẻ em, cậu út nhanh chóng nhắm được 2 bộ quần áo và 1 đôi giày, nhưng đôi giày chỉ có size 32 nên họ nhờ nhân viên tìm giúp đôi cỡ 34, song chỉ nhận lại câu trả lời "không có" đầy sốt ruột của cô gái.

Sau đó, họ cùng con gái đến khu quần áo nữ để chọn đồ, ít phút sau đã thấy cậu con trai út mếu máo chạy về. Khi ấy, họ hỏi cháu và được biết cậu bé đang cầm trên tay 2 món đồ đã chọn được khi nãy thì bị 1 nhân viên bán hàng giật lại rồi treo 2 bộ quần áo trở về giá đồ.

Mong nhận thư xin lỗi bằng văn bản

Chuyện xảy ra với cậu con trai út khiến vợ chồng Mao Trị Cao rất buồn. Họ quyết định đổi sang cửa hàng khác để mua quần áo. Nhưng khi vừa quay người chuẩn bị đi xuống lầu, nữ nhân viên nọ lại lầm bầm chửi thề khiến "giọt nước tràn ly". Vợ anh và cô nhân viên đã xảy ra xô xát ngay sau đó và bị trầy xước nhiều nơi trên cổ. Sau khi xảy ra mâu thuẫn, cảnh sát đã tức tốc đến hiện trường để hòa giải. Khi đó, vợ chồng anh Mao yêu cầu xem đoạn băng video giám sát để biết chuyện gì đã xảy ra giữa con trai và nữ nhân viên nhưng bị từ chối, dẫn đến sự việc không hay về sau.

Với sự giúp đỡ của cảnh sát, họ cuối cùng cũng được xem đoạn video giám sát. Vào ngày xảy ra sự việc, Mao Trị Cao đã gọi đến đường dây nóng của Nike để phản ánh về những gì đã xảy ra tại cửa hàng Nike ở thành phố Côn Minh và hy vọng rằng nữ nhân viên có thái độ "phân biệt đối xử" xin lỗi họ. Tuy nhiên, phải đến 6 ngày sau khi xảy ra vụ việc, Mao Trị Cao và vợ mới nhận được cuộc gọi từ Nike.

Đưa các con đi mua bộ đồ Nike đầu tiên trong đời, vợ chồng lao động nghèo sốc nặng trước thái độ của nữ nhân viên - Ảnh 5.

Bên trong cửa hàng Nike

"Vào khoảng 10h tối ngày 19/8, vợ tôi nhận được cuộc gọi từ 1 người tự xưng là Giám đốc khu vực của Nike tại tỉnh Vân Nam. Trong cuộc gọi, ông ấy đã gửi lời xin lỗi và mời gia đình đến cửa hàng nhưng 2 vợ chồng tôi đã từ chối." - Anh Mao Trị Cao kiên quyết muốn nhận được lời xin lỗi bằng văn bản.

Trong cuộc hội thoại, Giám đốc khu vực của Nike tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng đề cập đến nữ nhân viên nọ "đã không còn ở trong công ty". Mặc dù nhân viên này đã làm việc nhiều năm ở cửa hàng, nhưng ông bày tỏ là 1 thương hiệu lớn, họ kiên quyết không giữ những người không tôn trọng khách hàng và mang lại ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu.

Sự việc trên đã thu hút đông đảo sự quan tâm của cư dân mạng xứ Trung, đa phần đều chỉ trích cô nhân viên bán hàng có thái độ không đúng mực: "Tại sao cô ấy có thể làm việc nhiều năm tại cửa hàng với thái độ như vậy được nhỉ?"; "Tôi là khách hàng ruột của Nike nhưng chưa lần nào gặp phải trường hợp như gia đình họ, đa phần nhân viên phục vụ đều rất hòa nhã."; "Thật không hiểu nổi cô gái đó nghĩ gì. Người ta đến mua hàng trả tiền đàng hoàng chứ có xin xỏ hay ăn quỵt đâu?"; "Rồi cô ta là cái gì mà tự cho mình cái quyền khinh miệt người lao động nghèo?"; "Nhân viên phục vụ cũng là người, nhưng chọn nghề nào phải theo nghề đó, huống hồ gia đình người ta chỉ là đi mua đồ đơn thuần, làm gì mà cô ấy phải căng thẳng như vậy nhỉ?"...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại