Đột nhập vào 'siêu du thuyền' của các 'siêu đại gia' đình đám thế giới: Dài cả trăm mét, có cả sân bay lẫn kính chắn bom, nhưng để làm gì?

VŨ HUẾ |

Tại sao giới siêu giàu yêu "ngôi nhà nổi" của họ hơn hết thảy? Một học giả Anh bỏ sáu năm xâm nhập nghiên cứu, cuối cùng đưa ra kết luận cho câu chuyện này.

Biểu tượng của giới siêu giàu

Nếu tới Anh vào 9/2016, không khó để phát hiện Motor Yacht A - siêu du thuyền của tỷ phú Nga Andrey Melnichenko trên sông Thames, nằm ngay cạnh chiến tàu lịch sử HMS Belfast dưới chân Cầu Tháp London. 

Với thiết kế của Philippe Starck, Motor Yacht A là một trong những siêu du thuyền lớn nhất thế giới, dài 119m, màu trắng, có ba hồ bơi, một sân bay trực thăng, trang bị cả... kính chống bom.

Melnichenko là doanh nhân kinh doanh than đá và phân bón, sở hữu tổng tài sản ước tính 9,2 tỷ bảng Anh. 

Ông rao bán Motor Yacht A sau khi tốn 347 triệu bảng (9635 tỷ VNĐ) để nâng cấp nó. 

Siêu du thuyền mới dài 143m, có ba cột buồm carbon cao hơn 90m, diện tích cánh buồm bằng một sân bóng đá tiêu chuẩn, trở thành siêu du thuyền lớn thứ 10 trên thế giới.

Đột nhập vào siêu du thuyền của các siêu đại gia đình đám thế giới: Dài cả trăm mét, có cả sân bay lẫn kính chắn bom, nhưng để làm gì? - Ảnh 1.

Du thuyền Motor Yacht A của tỷ phú Andrey Melnichenko.

Và gần như ngay lập tức, các tỷ phú hàng đầu lao vào đấu đá, trong đó có cả tài phiệt Nga Roman Abramovich - người đang sở hữu Eclipse, du thuyền dài 162.5m, lớn thứ hai toàn cầu. 

Ông chủ CLB bóng đá Chelsea cũng đã trở thành tiêu điểm suốt mùa hè khi neo nó trên sông Clyde, Scotland.

Du thuyền có hai bể bơi, một bể có thể biến đổi thành sàn nhảy, lò sưởi ngoài, tàu ngầm giải trí, cửa sổ chống đạn, hệ thống phòng thủ tên lửa và lá chắn chống săn ảnh.

Emma Spence - một học giả người Anh đã dành hẳn 6 năm xâm nhập môi trường khó tiếp cận này. 

Bà từng phải đóng giả rất nhiều vai, từ thủy thủ của một siêu du thuyền đi vòng quanh thế giới, đến nhà môi giới du thuyền ở Monaco, nhằm tỉ mỉ quan sát và tìm hiểu cách thức thiết lập trật tự trong giới siêu giàu. 

Hiện tại, Spence đang hoàn tất luận án tiến sĩ về siêu giàu và siêu du thuyền. 

Theo bà, khác với máy bay cá nhân được sử dụng với mục đích di chuyển là chính, thì du thuyền là thứ thể hiện quyền năng của giới siêu giàu, cho phép họ khoe khoang phú quý bậc nhất.

Để được gọi "siêu du thuyền", du thuyền phải có thân ngập ít nhất 24m dưới nước, một đoàn thủy thủ chuyên nghiệp, chi phí bảo trì và hoạt động cơ bản hàng năm ngốn 10% giá mua ban đầu. 

Trong báo cáo của mình, Spence giải thích tại sao chỉ nhìn từ bề ngoài không thể hiểu hết thế giới của các tài phiệt và tầm quan trọng của siêu du thuyền. 

Thông thường các chủ sở hữu tàu thuyền xa hoa bậc nhất đều chọn tới những cảng nổi bật. Ở đó, họ có khán giả và bằng hữu - cũng trong giới siêu giàu.

Đột nhập vào siêu du thuyền của các siêu đại gia đình đám thế giới: Dài cả trăm mét, có cả sân bay lẫn kính chắn bom, nhưng để làm gì? - Ảnh 2.

Chiếc Eclipse của đại gia Roman Abramovich.

Nghiên cứu của Spence tập trung vào Côte d'Azur, cảng trung tâm dành cho các siêu du thuyền, nơi hàng trăm tàu thuyền sang trọng xếp hàng.

Quyền lực qua những ngôi nhà "nổi"

Spence từng chứng kiến cảnh Philip Green, tỷ phú Ireland và là ông chủ của hãng thời trang Topshop thong thả bước lên boong tàu với quần short và áo phông, phía sau là dàn hội đồng quản trị. 

Tất cả khách khứa trên boong lập tức đứng dậy chào, chỉ khi ông nói "được rồi" mới ngồi xuống.

Đột nhập vào siêu du thuyền của các siêu đại gia đình đám thế giới: Dài cả trăm mét, có cả sân bay lẫn kính chắn bom, nhưng để làm gì? - Ảnh 3.

Chiếc siêu du thuyền Lionheart - Tâm Sư.

Năm ấy, Green sở hữu du thuyền thứ ba - Lionheart - trị giá 100 triệu bảng Anh, dài 90m. Gần đây, nhà tỷ phú còn dành hẳn hai tháng ở Địa Trung Hải với vợ yêu, Tina, để con gái Chloe "tạm trú" trên du thuyền ở Monaco.

Vài chủ du thuyền cũng hứng thú với vùng Riviera, Pháp. Mà thực ra, không khó để lý giải tại sao họ luôn chọn những địa điểm có tiếng thế này. 

Lượng khách du lịch đông đảo sẽ tới để trầm trồ về sự giàu có và địa vị xã hội của họ.

Họ muốn tên tuổi của mình được "viral", một cách tự nguyện.

Con cái các tài phiệt tới câu lạc bộ lớn mỗi đêm, chi tiêu hàng chục ngàn bảng Anh cho rượu xịn và pháo hoa, gặp gỡ bạn bè giàu có, chè chén đến say khướt lướt. Tuy nhiên, khi trở lại du thuyền của cha mẹ, họ cư xử như những đứa con ngoan.

Các siêu giàu cũng dùng du thuyền để kiểm soát người ra vào. 

Nhằm đảm bảo uy tín, họ tuyển chọn thủy thủ đoàn một cách khắt khe, bởi thuyền trưởng và các thuyền viên là bộ mặt của chủ sở hữu. 

Như thuyền trưởng, cần phải đảm bảo thông thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau, ví dụ tiếng Pháp. Nhân viên phục vụ bên trong là nữ, trên boong là nam.

Spence quen hai nữ thuyền trưởng và hai nữ trưởng quản trong sáu năm tìm hiểu. Phụ nữ thường phải nghỉ việc khi đến tuổi 30, vì các chủ siêu du thuyền không muốn tiếp tục đồng hành. Đổi lại, mức lương của họ cũng rất tương xứng. 

Như du thuyền dài dưới 70m và trên 40m, lương thuyền viên dao động từ 9.000 – 12.000 euro mỗi tháng, lương cho phục vụ, tạp vụ... cũng phải từ từ 2.000 – 2.500 euro.

Đột nhập vào siêu du thuyền của các siêu đại gia đình đám thế giới: Dài cả trăm mét, có cả sân bay lẫn kính chắn bom, nhưng để làm gì? - Ảnh 4.

Các siêu du thuyền đậu ở bến cảng Monte Carlo, Mocano.

Đa số tỷ phú mua siêu du thuyền cũ qua môi giới, sau đó tân trang, nâng cấp theo sở thích. Năm ngoái, 268 du thuyền dài hơn 30m được bán, tổng chi phí vào khoảng 2,68 tỷ dollar. 

Năm nay theo ước tính, số du thuyền trên 30m được bán sẽ là 222 chiếc. Khi được giao cho chủ mới, du thuyền chỉ bao gồm cabin, ngoại thất và máy móc thiết bị. 

Toàn bộ nội thất do tân chủ quyết định, sắp đặt. Tầng trên cùng sẽ do kiến trúc sư hải quân tùy chỉnh. Có thể phải mất nhiều năm để hoàn thành một siêu du thuyền.

Peter Thompson, nhà môi giới du thuyền ở Monaco cho biết các tài phiệt chính trị Đông Âu và hoàng gia vùng Vịnh là những người chiếm lĩnh thị trường siêu du thuyền trên 100m.

Hành trình "khoe của" đầy nhức nhối

Đằng sau kích thước của siêu du thuyền là sự hào nhoáng của giới siêu giàu. Họ là con người với khối tài sản ít nhất 30 triệu dollar (khoảng 673 tỷ VNĐ).

Bể bơi, sân đỗ trực thăng, rạp chiếu phim, phòng nhảy… là những phần không thể thiếu trong các siêu du thuyền. 

Evan K Marshall, nhà thiết kế du thuyền tại London cho biết nhiều khách hàng chi tiền trang hoàng du thuyền nhiều gấp mấy lần nhà ở. 

Lý do là vì trong thế giới của họ luôn tồn tại sự cạnh tranh khoe khoang khốc liệt. Nếu ai đó nói "Tôi muốn đóng du thuyền 80m", người tiếp theo lập tức phải chơi chiếc 85m.

Một trong các khách hàng quen thuộc của Marshall là ông trùm xe hãng hơi Brooklyn - John Staluppi. 

Năm ngoái, Staluppi đặt hàng siêu du thuyền thứ 19, Spectre, dài 66m. Cứ mỗi 18 tháng đến ba năm, ông đổi du thuyền một lần (mức đổi bình quân của các khách hàng là 5-7 năm). Staluppi không hứng thú với du lịch. Ông dùng du thuyền như một ngôi "nhà nổi".

Những năm gần đây, ngày càng nhiều tài phiệt sở hữu siêu du thuyền và thủy thủ đoàn chuyên nghiệp, đặc biệt là lớp tuổi dưới 40. 

William Mathieson, tổng biên tập công ty Superyacht Group cho biết thám hiểm bằng du thuyền đang là mốt của giới trẻ siêu giàu, nhất là những người thừa kế gia sản kếch sù hoặc muốn theo đuổi trải nghiệm khác lạ, khó nắm bắt.

Du thuyền từ lâu mang khát vọng vượt thoát, song với ngày nay, nó dường như chỉ đơn thuần thỏa mãn thói khoe của của người giàu. 

Thay vì khám phá chân trời mới lạ, chủ sở hữu sử dụng siêu du thuyền như "khách sạn nổi" hạng sang.

Hiện tại, năm siêu du thuyền hàng đầu thế giới bao gồm: Azzam (400 triệu USD, dài 180m), Eclipse (724 triệu bảng Anh, 162.5m), Dubai (400 triệu dollar, 162m), Dilbar (452 triệu USD, 156m), và Al Said (chưa xác định chi phí, 155m). Chi phí vận hành mỗi năm bằng 10% giá mua ban đầu. 

Với du thuyền trên 71m, lượng nhiên liệu sử dụng là 500l/giờ, tốn khoảng 400.000 dollar một năm (khoảng 9 tỷ VNĐ), lương thuyền viên khoảng 1.4 triệu dollar (31.4 tỷ VND).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại