Đòn hạt nhân "tắt ngóm", NATO thẫn thờ nhìn Baltic bị Nga "nuốt trọn"?

Trương Mạnh Kiên |

Khi NATO không còn "con tin" như trước đây, việc dọa Nga bằng đòn tấn công hạt nhân chỉ vô dụng. Chỉ trong thời gian ngắn, các nước Baltic sẽ thất thủ trước Moscow?

Đòn hạt nhân tắt ngóm, NATO thẫn thờ nhìn Baltic bị Nga nuốt trọn? - Ảnh 1.

NATO không còn "con bài mặc cả" với Nga như thời Chiến tranh Lạnh.

Mặc dù sự tan rã của tổ chức Hiệp ước Warsaw là một chiến thắng cho NATO, thế nhưng kết cục này cũng dẫn đến việc phương Tây đối phó với Nga ngày nay trở nên phức tạp hơn.

Trong Chiến tranh Lạnh, nếu NATO muốn gửi một tín hiệu để Nga lùi bước, về lý thuyết, NATO có thể thả một quả bom hạt nhân vào một quốc gia thuộc Khối Warszawa mà không cần tấn công lãnh thổ Nga.

Thế nhưng tình hình giờ đây đã khác, ngay cả khi sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, NATO cũng vẫn không thể cứu các nước Baltic trước áp lực quân sự của Nga.

Lý do rất đơn giản, các nước trong Hiệp ước Warsaw — các vệ tinh Đông Âu của Liên Xô giờ đã cùng một khối với phương Tây và không còn là "con tin" như trước nữa.

Đó là nhận định của RAND Corporation rút ra sau kịch bản mô phỏng chiến tranh giữa Nga và NATO. Theo quan điểm của RAND, các vũ khí hạt nhân của NATO không phải là yếu tố răn đe đối với Nga bởi vì châu Âu sẽ chịu nhiều tổn thất hơn khi so kè hạt nhân chiến thuật với Nga.

"Kết luận lớn nhất rút ra từ ​​cuộc tập trận mô phỏng là NATO thiếu đòn bẩy và Nga có lợi từ điều đó", nghiên cứu chỉ ra.

Ngay từ khi bắt đầu cuộc chiến, NATO đã suy tính đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân. “Trong trận chiến mô phỏng, các chỉ huy NATO biết rằng họ sẽ nhanh chóng bị áp đảo bởi lực lượng Nga và đã cân nhắc việc sử dụng sớm vũ khí hạt nhân để ngăn chặn kết quả đó. Nhưng, các chỉ huy tự hỏi, NATO sẽ nhắm mục tiêu gì?".

Đòn hạt nhân tắt ngóm, NATO thẫn thờ nhìn Baltic bị Nga nuốt trọn? - Ảnh 2.

Lực lượng thông thường của NATO hạn chế trong việc ngăn chặn bước tiến của Nga.

Các lực lượng Nga có khả năng sẽ tiến hành một cuộc tiến công chớp nhoáng, phân tán vào các nước Baltic, điều này có nghĩa là vũ khí hạt nhân chiến thuật của NATO sẽ không tấn công các đội quân tập trung, mà thay vào đó sẽ phải nhắm cả vào nhóm dân thường mà liên minh đang bảo vệ.

Ngược lại, nếu tấn công các đơn vị của Nga trên lãnh thổ nước này, quyết định sẽ có nguy cơ nổ ra cuộc chiến hạt nhân chiến lược. Theo kịch bản, các bên NATO cuối cùng chọn cách dằn mặt Nga bằng cách thả 5 đơn vị hạt nhân chiến thuật vào một khẩu đội tên lửa phòng không di động của Nga ngay bên trong biên giới Latvia.

Thật không may, bài mô phỏng dự đoán rằng phản ứng tiềm năng của Nga sẽ là đòn ăn miếng trả miếng khi thả vũ khí hạt nhân chiến thuật xuống 5 căn cứ không quân của NATO.

"Cơ sở hạ tầng của NATO rất dễ bị tổn thương và thiệt hại do các cuộc tấn công hạt nhân gây ra dù với số lượng hạn chế cũng có thể làm suy giảm đáng kể khả năng quân sự của NATO; trong khi đó, Nga có thể chịu được các cuộc tấn công hạt nhân ở mức độ tương đương".

Cây bút Michael Peck của National Interest bình luận rằng: "Trớ trêu thay, trong khi sự tan rã của Hiệp ước Warsaw là một chiến thắng cho NATO, điều này cũng khiến việc đối phó với nước Nga ngày nay trở nên phức tạp hơn".

Cuối cùng, NATO sẽ cần phải tập hợp đủ lực lượng thông thường vì vũ khí hạt nhân chiến thuật không phải là một biện pháp răn đe đáng tin cậy, RAND kết luận.

"Ngay cả khi chọn không leo thang thành chiến tranh chung hoặc tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào các mục tiêu trên khắp châu Âu, Nga vẫn có thể tiếp tục các cuộc tấn công nhỏ lẻ vào các mục tiêu quân sự béo bở của NATO.

Do đó, vấn đề là NATO thiếu các lực lượng thông thường cần thiết để làm chậm hoặc ngăn chặn bước tiến nhanh chóng của Nga. Lực lượng hạt nhân sẽ không thể thay thế cho việc NATO thiếu các lực lượng thông thường đó".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại