Trung Quốc: Người tiêu dùng tá hoả vì sự thật đằng sau những chiếc bánh bao thơm ngon

Hồng Nam |

Ít ai biết rằng đằng sau chiếc bánh bao trắng ngần, vỏ bánh thơm ngon, được nhiều trẻ em yêu thích lại chứa hàng tá chất độc hại bên trong.

Dịp Tết con khỉ vừa mới qua, không khí nghỉ lễ vẫn còn dư âm, không ít phụ huynh chọn ngày 3 bữa ra ngoài ăn uống. Nhưng gia đình Tiểu Mã sống ở Lạc Lăng, Trung Quốc gần đây lại gặp phải một chuyện đáng lo.

Số là 2 ngày trước, Tiểu Mã đưa vợ con, cả nhà 3 người đến một nhà hàng 4 tầng. Vì là sáng sớm, chưa có gì để ăn cho nên cả nhà liền chọn mấy suất bánh bao nhồi tỏi tây.

Mấy cái bánh bao vừa ăn vào bụng không lâu, đứa con trai 4 tuổi của họ liền bắt đầu xuất hiện dấu hiệu buồn nôn, ói mửa và các triệu chứng khác.

Việc này khiến hai vợ chồng Tiểu Mã sợ đến ngộp thở. Hai người vội mang con đến bệnh viện gần đó để khám. Qua kiểm tra, bác sĩ nghi tình trạng này là sự phản ứng của cơ thể với thực phẩm không đảm bảo.

Tiểu Mã kể, đứa trẻ sáng sớm ngủ dậy cái gì cũng không ăn cho nên nhất định vấn đề nằm ở cái bánh bao. Nhưng nhà hàng phủ nhận điều này khiến Tiểu Mã vô cùng bất mãn.

Đây cũng là một điều để cảnh tỉnh mọi người cần đặc biệt chú ý vì một số cửa hàng bánh bao, vấn đề an toàn thực phẩm thật chỉ có trời mới biết. Đặc biệt là khi mua bánh bao cho trẻ con ăn.


Bánh bao là món ăn sáng được trẻ em yêu thích nhưng không phải là thực phẩm an toàn.

Bánh bao là món ăn sáng được trẻ em yêu thích nhưng không phải là thực phẩm an toàn.

Một chiếc bánh rán, bánh bao lại thêm một chút sữa ngọt ngào, luôn là bữa ăn khởi đầu của một ngày tốt đẹp.

Nhưng một số chủ cửa hàng trục lợi đã không ngần ngại thêm những chất không an toàn cho sức khỏe vô bánh.

Gần đây, đồn cảnh sát Mai Lâm nhận được báo cáo rằng, vì muốn bánh bao bán chạy, có cửa hàng bán đồ ăn sáng đã cho thêm vào bánh những bột độc hại.

Cảnh sát sau đó kiểm nghiệm thực phẩm làm bánh và kết quả cho thấy cửa hàng này đã sử dụng một chất cấm sử dụng là “nhôm amoni sulfat”.

Đến khám xét nơi cư trú của chủ sở hữu cửa hàng, cảnh sát phát hiện một bao chất phụ gia trong đó có thành phần chủ yếu là amoni sulfat.

Chủ cửa hàng đã thú nhận tội lỗi. Ông ta cũng biết amoni sulfat là chất phụ gia bị cấm sử dụng nhưng vì để bánh sau khi hấp mềm hơn và dễ ăn hơn, ông ta đã bất chấp lệnh cấm mà đem sử dụng.

Các chuyên gia Liên Hợp Quốc từ lâu đã công bố rằng mỗi kg trọng lượng cơ thể, lượng nhôm tiếp thu mỗi tuần không nên vượt quá 2mg.

Đối với một trẻ em nặng 20 kg, nếu mỗi tuần ăn một bánh bao chứa các chất phụ gia như vậy, lượng nhôm sẽ vượt quá giá trị an toàn.

Nếu ăn như vậy lâu dài, ăn một lượng lớn thì sẽ gây nguy hiểm cho não, dẫn đến mất trí nhớ, còn có thể bị loãng xương, thiếu máu.

Ở Chiết Giang, cảnh sát đột suất kiểm tra các cửa hàng sản xuất bánh bao đã phát hiện một lượng lớn phụ gia tạo ngọt Cyclamate. Chất này đã được khoa học chứng minh nếu ăn quá lượng sẽ dẫn đến hại thận và có thể ung thư.

Nếu người tiêu dùng đã ăn quá nhiều lượng Cyclamate cho phép, nó sẽ tạo áp lực lên hoạt động của gan và hệ thần kinh. Đặc biệt là đối với chức năng giải độc của người già, bà bầu, trẻ con mối nguy hại càng lớn.


Để bánh báo có vỏ trắng, thơm ngon nhiều người bán đã sẵn sàng sử dụng các hóa chất độc hại.

Để bánh báo có vỏ trắng, thơm ngon nhiều người bán đã sẵn sàng sử dụng các hóa chất độc hại.

Các chuyên gia cũng kèm khuyến cáo: để tránh ăn phải bánh bao độc, hãy chú ý hai dấu hiệu sau:

Màu sắc: Bánh bao bình thường có màu trắng hơi vàng, cầm trong tay không thấy khô. Khi bánh cho thêm phụ gia sẽ có màu trắng sáng và khi véo một miếng ra bạn có thể nhìn thấy các hạt lớn.

Hương vị: Bánh bình thường chỉ có một chút hương vị thơm ở bề mặt nhưng nếu sử dụng phụ gia, khi cắn vào miệng ăn bạn vẫn thấy bánh có mùi thơm.

Các chuyên gia nói rằng nếu ăn bánh bao xong vẫn có cảm giác sáp sáp trong miệng thì có thể là do có quá nhiều phèn hoặc chất kiềm.

Nguồn: Toutiao

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại