Sững sờ trước lăng mộ Hoàng đế "mâu thuẫn" bậc nhất Trung Hoa

Nguyễn Nhung |

Những tình tiết ly kỳ, bí ẩn trong mộ Hoàng đế Đạo Quang của Thanh triều khiến hậu thế đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc, vua chúa lúc còn sống đều hưởng thụ cuộc sống vinh hoa phú quý xa xỉ đến tột cùng. Đến khi mất đi tang lễ cũng hết rất trọng thể linh đình.

Vua và hoàng hậu băng hà khi mang đi an táng trên người cũng đầy ngọc ngà châu báu, miệng ngậm dạ minh châu, tay đeo ngọc như ý. Đây chính là lý do chính hấp dẫn những kẻ đạo mộ.

Ấy vậy mà trong lịch sử Trung Quốc có một vị hoàng đế lúc sinh thời có lối sống vô cùng giản dị, tiết kiệm. Đến chết thì tang lễ lại rất mực xa hoa. Đó chính là Đạo Quang đế.


Chân dung Đạo Quang đế của triều Thanh.

Chân dung Đạo Quang đế của triều Thanh.

Bí mt xây lăng m

Cả đời Đạo Quang rất mực tiết kiệm, tất cả quan lại bách tính đều biết. Nhưng việc tiêu tốn nhiều tiền của vào xây lăng tẩm cho bản thân mình lại “mỉa mai” thói quen tiết kiệm ngày thường của ông.

Vì sao vị Hoàng đế này lại phạm lời tổ tông khi không chọn Đông Lăng giới trong khu lăng hoàng tộc làm nơi an nghỉ cuối cùng mà hao tổn tâm sức xây dựng một  khu Tây Lăng giới?

Truyện kể lại rằng, Đông Lăng giới dễ bị nước tràn vào gây ngập. Các đại thần ít ai biết điều đó và đề khắc phục, cách duy nhất là chọn một nơi khác để xây lăng.

Đại thần phụ trách là Anh Hòa biết rõ điều này hơn ai, nhưng vẫn cố che giấu, sợ quy kết trách nhiệm và phạm vào phong thủy nên đã cố tình “đâm lao phải theo lao”, tiếp tục hoàn thiện Đông Lăng giới như ban đầu.

Anh Hòa dùng các biện pháp chống nước tạm thời, nhằm mục đích che mắt Hoàng đế. Công trình vừa xong, Đạo Quang đến nghiệm thu, do không hiểu gì về xây dựng nên ông dễ dàng bị qua mặt.

Thấy bên trong lăng nguy nga trang lệ nên ông rất hài lòng, liền ban thưởng lớn cho các quan phụ trách sửa chữa lăng và an táng Hiếu Mục hoàng hậu tại đây.

Vào năm Đạo Quang thứ tám, đầu mùa hạ nhà vua đi săn ngoài kinh thành. Một đêm, ông nằm mơ thấy Hoàng hậu Hiếu Mục nằm giữa một dòng nước mình mẩy ướt đẫm kêu cứu. Tỉnh dậy, vua lấy lại tinh thần ngủ tiếp song giấc mơ khi nãy lại xuất hiện.

Cả ba lần nằm mộng thấy lạ, ngẫm nghĩ hồi lâu, Đạo Quang cho rằng có thể Đông Lăng giới bị ngập nước, Hoàng hậu báo mộng để mong cứu giúp. Sáng hôm sau, ông lên đường đến nơi thì quả đúng nước tràn vào trong lăng, ngập cả giày.

Đúng là Đạo Quang và Hiếu Mục tình sâu nghĩa nặng âm dương cách biệt nhưng vẫn ở bên nhau. Mới vài tháng đóng cửa lăng mà nay nước ngập nhiều đến vậy nếu sau này để lâu nữa sẽ ra sao?

Nghĩ đến cảnh khi băng hà nằm giữa sông, giữa biển , khó bề lưu giữ xương cốt, Đạo Quang nổi giận lôi đình, lệnh cho hình bộ xử tội tất cả quan lại tham gia sửa chữa Đông Lăng giới.

Nhưng liệu có phải vì Đông Lăng giới ngập nước mà Đạo Quang mới quyết định chọn địa điểm mới?

Thực ra đó chỉ là cái cớ bởi nếu là thật, thì tại sao xảy ra chuyện tày đình như vậy mà không một vị đại thần có liên quan nào bị chém đầu?

Ngoài ra ở Đông Lăng giới vẫn còn đất để xây địa cung lăng tẩm, nhiều đại thần cũng dâng tấu khuyên vua, Đạo Quang chỉ trả lời: “Trẫm tự có chủ ý riêng”.


Cảnh quan bên ngoài Mộ lăng của Hoàng đế Thanh triều Đạo Quang.

Cảnh quan bên ngoài Mộ lăng của Hoàng đế Thanh triều Đạo Quang.

Sau khi vua Đạo Quang di rời lăng, tại Đông Lăng giới vẫn còn hai khu mộ cho Hoàng đế, hai khu mộ cho Hoàng hậu, hai khu mộ cho phi tần được tiếp tục xây dựng lên. Điều này cho thấy, mảnh đất được tổ tiên Hoàng triều lựa chọn có phong thủy không tồi.

Vậy thì tại sao, ông vua này lại bất chấp tất cả, đi ngược lại giáo huấn của tổ tiên?

Lý do sâu xa chính bởi khu lăng mộ mới ở Tây Lăng giới nằm ngay dưới khu hoàng lăng của cha mẹ ông. Vì làm trọn chữ hiếu mà ông không ngại lãng phí và phạm cấm kỵ.

Việc chuyển lăng mộ đến khu tây lăng giới hao tốn tiền của, nhân lực vật lực vô biên. Nhưng Đạo Quang cho rằng đây là việc nên làm mà không màng đến lãng phí.

Chính điều này đã làm cho người ta nghi ngờ những sự “tiết kiệm”, “yêu thương dân lành” của ông ngày thường.

Ngày 8/11 năm Đạo Quang thứ 11, Long Tuyền Dục Lăng được chính thức khởi công xây dựng. Trước khi động thổ  Đạo Quang nói “Mọi sự ở đây phải tiết kiệm hết sức, không được lãng phí”.

Đích thân Đạo Quang hạ chỉ giảm bớt các công trình phụ trong khu lăng mộ sao cho đơn giản không xa xỉ. Các gian điện, lầu gác, lan can đá, tượng voi, ngói lưu li… tiết giảm hợp lý.

Khi xây dựng xong, quả thật Mộ lăng của Đạo Quang nhìn từ bề ngoài có phần đơn giản hơn các khu lăng khác của hoàng đế nhà Thanh.

Dù vậy, theo tài liệu khảo cổ thì nơi đây đã tiêu tốn hết hơn 240 vạn lượng bạc, tốn hơn so với khu lăng của vua Càn Long 37 vạn lượng bạc.

Rt cc bên trong lăng Đo Quang có gì mà tn kém đến vy?

Điểm đầu tiên khiến cho giá thành xây dựng lăng mộ đắt đỏ là bởi loại gạch được sử dụng. Do đây là loại gạch mới, giá thành nguyên liệu và nhân công cũng cao hơn loại thường. Thi công cũng phức tạp hơn.

Toàn bộ tường bao của công trình còn được gắn ngói lưu ly vàng. Đứng từ xa nhìn tổng thể kiến trúc khu lăng hài hòa giữa màu nâu của chất liệu gỗ và vàng đặc trưng thời Minh Thanh.

Điểm thứ hai khiến cho công trình này trở nên đắt đỏ là do bên trong dùng đá tảng khổng lồ dựng thành ba gian, bốn trụ cùng ba lầu. Các hình chim thú điêu khắc không dùng gỗ mà dùng đá trắng điêu khắc kỳ công, tiêu tốn nhiều chi phí.


Việc Đạo Quang đế chuyển lăng mộ từ phía Đông sang Tây đã được giải thích ngay bên ngoài khu lăng tẩm của vị vua này.

Việc Đạo Quang đế chuyển lăng mộ từ phía Đông sang Tây đã được giải thích ngay bên ngoài khu lăng tẩm của vị vua này.

Ngoài ra, toàn bộ nội thất gỗ hay đến cả cột trụ cũng đều dùng loại gỗ quý hiếm là kim tin nam mộc trứ danh. Điều này khiến cho không ít người giật mình vì ngay đến lăng vua Ung Chính cũng chỉ có cửa sổ được làm bằng loại gỗ này.

Gỗ kim ti nam mộc đến thời nhà Thanh trở nên quý hiếm vì mùi hương rất dễ chịu. Lăng Đạo Quang dùng loại gỗ này làm các tấm ốp trần điêu khắc hơn hai nghìn con rồng cực kỳ tinh xảo.

Theo tính toán, để chạm khắc được một con rồng như trên một thợ giỏi cũng phải mất đến nửa tháng. Như vậy cả công trình này cần đến hơn 30.000 người thợ điêu khắc tiêu tốn 3 vạn lạng bạc.

Đạo Quang chú trọng rồng trên các tấm ốp điện lăng với ngụ ý rồng ở trên cao cai quản nước trên trời tránh để nước ngập vào trong lăng của ông.

Năm Đạo Quang thứ 30 (1850), Long Tuyền Dục lăng chính thức được đổi tên thàng Mộ lăng. Chữ “mộ” ở đây có nghĩa là ngưỡng mộ.

Đến đời Đạo Quang lên nắm quyền cai trị thiên hạ, dân chúng lầm than, bần hàn,khởi nghĩa, phân tranh diễn ra khắp nơi. Đây cũng là thời điểm các nước phương Tây lăm le bờ cõi nhưng ông không giải quyết nổi.

Đạo Quang không thể so sánh với cha mình là Gia Khánh, càng không thể so sánh với các bậc tiên tổ như Khang Hy hay Càn Long – giai đoạn thịnh trị của Thanh triều.

Chính vì thế, ông dùng chữ “mộ” để bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình tới công đức của tổ tiên.

Rõ ràng, với những chi tiết sa sỉ lãng phí trong việc xây dựng lăng tẩm ở trên, hậu thế khó có thể không hoài nghi sự “tiết kiệm” của vị vua nổi tiếng giản dị đến mức keo kiệt trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại