Hoàng đế câm duy nhất và cái chết bí ẩn trong lịch sử Trung Hoa

Nguyễn Nhung |

Sau khi lên ngôi vỏn vẹn 8 tháng, Đường Thuận Tông Lý Tụng đã mất cả ngai vàng lẫn tính mạng.

Đường Thuận Tông Lý Tụng (8/1/761 – 806) là con trưởng của vua Đường Đức Tông Lý Thích. Trước khi chính thức được sắc phong Thái tử vào năm 779, ông từng được phong là Tuyên vương.

Sau hơn 20 năm chờ đợi, vào năm 805, Thái tử Lý Tụng kế vị vua cha, đổi miếu hiệu là Thuận Tông.

Nhiều năm bị kìm kẹp trong cuộc sống với đầy đủ các nghi lễ, phép tắc trong cung đình, trong lòng Lý Tụng sớm đã này sinh nhiều u uất cực đoan. Thêm vào đó, tháng 9/804, ông đột ngột bị trúng gió.

Sau tai nạn này, Lý Tụng vĩnh viễn trở thành người câm, mất hẳn khả năng ngôn ngữ và bị liệt nửa người.

Vào thời điểm này, vua Đường Đức Tông cũng đã ở tuổi gần đất xa trời, nên càng thêm lo lắng về sức khỏe của con trai.

Không chỉ thường xuyên ghé qua thăm con, ông còn lệnh cho quan quân tìm kiếm danh y khắp thiên hạ vào cung chữa bệnh cho Thái tử. Tuy nhiên, kết quả không thực sự lý tưởng.


Hình ảnh nhân vật Lý Tụng trên phim truyền hình.

Hình ảnh nhân vật Lý Tụng trên phim truyền hình.

Việc Lý Tụng mắc bệnh nặng, nhanh chóng được truyền đi khắp nơi. Cuối năm 804, sức khỏe Đức Tông bắt đầu xuống dốc.

Hoàng đế và Thái tử cùng lúc lâm trọng bệnh khiến không khí trong cung vô cùng nặng nề, mọi công tác triều chính đình trệ không có người giải quyết.

Do bệnh nặng nên trong hội triều vào mùa xuân năm 805, Thái tử Lý Tụng không thể tham gia. Đức Tông vì thế càng não lòng khiến bệnh tình thêm nguy kịch và qua đời vào ngày 25/2/805.

Theo đúng quan niệm cha truyền con nối, Lý Tụng lên ngôi vua vào năm 805. Tuy nhiên, quãng thời gian tại vị của ông ngắn đến mức khó tin.

Tại vị vẻn vẹn 8 tháng, Lý Tụng bị ép phải thoái vị truyền ngôi cho thái tử Lý Thuần, còn mình tự xưng là Thái thượng hoàng. Ngày rằm tháng riêng năm 806, Đường Thuận Tông qua đời, ở tuổi 46.

Bí ẩn cái chết của Đường Thuận Tông

Trước khi qua đời 1 ngày, Hiến Tông tuyên bố với bên ngoài rằng Thuận Tông mắc trọng bệnh. Ngay ngày hôm sau, ông băng hà. Điều này khiến người đời cảm thấy cái chết của vị vua đoản mệnh không khác nào một vở kịch.

Có người thậm chí còn dùng văn thơ để nói về nguyên nhân cái chết khó hiểu của Lý Tụng. Họ cho rằng ông đã bị Hiến Tông và các hoạn quan hại chết.

Cũng có người không đồng tình cho rằng Thuận Tông và Hiến Tông quan hệ hài hòa, về cơ bản không có lý do gì để con phải hại chết cha.

Về cái chết của Thuận Tông, các cuốn “Cựu Đường thư”, “Tư trị thông giám” đều có ghi chép nguyên nhân và những nguyên nhân này không khiến nhiều người nghi ngờ.

Tuy nhiên, đến những năm 60 của thế kỷ trước, thông qua việc nghiên cứu các ghi chép chính thức và tiểu thuyết chép tay, các nhà sử học đã đưa ra kết luận, rằng Thuận Tông đã bị hại chết, chứ không chết vì căn bệnh ông mang trong người khi đó.

Nhà sử học Trung Quốc Biện Hiếu Huyên trong cuốn “Lưu Thuộc Tích niên phả” đã lần đầu tiên đề cập đến quan điểm vua Thuận Tông bị giết. Ông cho rằng, Thuận Tông khi đó chết rất đột ngột, đây là một nghi án trong lịch sử.

Trong một số cuốn sách khác như “Lưu Thuộc Tích bình truyện”, Biện Hiếu Huyên lại tiếp tục nhắc lại quan điểm của mình. Ông cho rằng Lý Tụng là con trai trưởng của Đường Đức Tông.

Sau khi được sắc phong Thái tử, vua cha từng có lần muốn phế ông vì nghe lời xu nịnh và của đám hoạn quan – những kẻ muốn đưa một người tên là Lý Nghị lên thao túng quyền lực triều đình.

Đó là vào năm 785, Đức Tông có lần bị ốm, muốn gặp Lý Tụng nhưng không được. Khi đó, Lý Tụng dù không bị bệnh liệt giường nhưng không thể đến thăm cha do bị hoạn quan ngăn cản.

Sau khi vua cha qua đời, ban đầu, các hoạn quan cho rằng thái tử có bệnh không thể nối ngôi, nhưng Vệ Thứ Công khi đó cho rằng, Thái tử tuy có bệnh nhưng là đích trưởng, lòng người đều hướng về, vả lại cũng không đến nỗi hoàn toàn bất lực.

Nếu lập người khác e sẽ sinh loạn. Trong bối cảnh tình hình thực sự không cho phép, người kế nhiệm sẽ là Hoàng thái tôn Quảng Lăng vương Lý Thuần.


Một cảnh trong phim truyền hình phản ánh cuộc đời vua Đường Thuận Tông.

Một cảnh trong phim truyền hình phản ánh cuộc đời vua Đường Thuận Tông.

Các đại quan nghe vậy thì vỗ tay vui mừng, chỉ có đám hoạn quan là tối sầm mặt mũi.

Thuận Tông sau khi kế vụ, từng áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm chấn áp thế lực của hoạn quan trong triều. Cách làm này đã làm nảy sinh thù hận, có những hoạn quan hận ông đến xương tủy.

Đây được cho là nguyên nhân khiến dã tâm phế vua của đám hoạn quan trở nên lớn dần. Tuy nhiên, do hai lần tìm cách phế vị Lý Tụng bất thành, Thư vương Lý Nghị lại không phải là con đẻ của Đức Tông, danh phận cũng không rõ ràng nên vấp phải sự phản đối.

Lần này, đám hoạn quan quyết định chọn Lý Thuần.

Thàng 3/805, Lý Thuần được lập Thái tử và được giao trọng trách xử lý việc quân đội, triều chính vào tháng 7 cùng năm. Một tháng sau, người này tiếp tục được đưa lên làm Hoàng đế, đẩy Lý Tụng lên chức Thái thượng hoàng.

Nhìn bề ngoài, việc lập Lý Thuần lên ngôi có vẻ như là ý chỉ của Thuận Tông nhưng trên thực tế, đám hoạn quan khi đó đã ép ông buộc phải làm vậy.

Những hoạn quan đóng vai trò quan trọng trong việc phế vua khi đó phải kể đến Lưu Quang Kỳ, Cụ Văn Chân, Tiết Doanh Chân, Tây Môn đại phu…

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại