Trang báo điện tử Phượng Hoàng (Trung Quốc) đưa tin cho hay, ngày 31/10/2015, tại đường Hàng Châu, thành phố Mi Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, bà Chu Tố Phân đã bị một chiếc ô tô đâm phải dẫn đến chấn thương nghiêm trọng.
Người phụ nữ trung niên nhanh chóng được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện nhân dân Mi Sơn.
Ngày 2/11 vừa qua, con trai bà Chu là Đặng cùng người nhà đến thăm bà. Tại đây, người này đã rút máy thở đang hỗ trợ cho mẹ đẻ của mình. Nhân viên y tế sau khi nghe tiếng thiết bị kêu, chạy đến thì bị người nhà bệnh nhân ngăn lại.
Khẳng định với phóng viên tờ Thành Đô thương báo vào ngày 16/11, các nhân chứng, phần lớn là các y tá ở bệnh viện cho biết, khi sự việc phát sinh, y tác Lưu đi trực quanh phòng cấp cứu đã phát hiện ra hành vi lạ của người nhà bệnh nhân.
Lúc đó, Đặng còn xô xát với một bác sỹ đang quay lại hình ảnh.
Trước khi rút ống thở của mẹ mình, người nhà bệnh nhân vẫn không chịu ký tên từ bỏ điều trị. Các y tá vô cùng phẫn nộ trước hành động không còn nhân tính của Đặng với mẹ đẻ của anh ta.
Trước đó, thấy gia đình bệnh nhân có ý định từ bỏ trị liệu, y tá Lưu cùng đồng nghiệp đã tiến hành trao đổi và hướng dẫn các thủ tục cần thiết. Nhưng họ nhất quyết không chịu ký tên.
Phóng viên tờ Thành Đô thương báo đã trao đổi với bác sỹ Diếp Tuyết Mai, người ghi lại được hình ảnh Đặng rút ống thở của bà Chu. Cô này cho biết đã làm tờ khai trình báo sự việc tại cơ quan công an và từ chối cung cấp thêm thông tin.
Giường bệnh của bà Chu Tố Phân.
Đằng sau bi kịch
Y tá Lưu chia sẻ, từ sau khi bà Chu nhập viện, bệnh tình ngày càng nguy kịch, viện phí càng ngày càng tăng. Đặng vừa phải lo tiền chạy chữa, vừa lo bệnh tình của mẹ dẫn đến tâm thần bất ổn.
Tuy từng xảy ra xô xát mâu thẫu với các y bác sỹ ở viện nhưng y tá Lưu nói “thực ra gia đình bệnh nhân không có ác ý hay cố tình, chúng tôi cũng không bị thương”.
9 giờ tối ngày 16/11, phóng viên đã trao đổi với con trai bà Chu Tố Phân. Đặng cho biết: “Thực sự gia đình hết cách rồi, bệnh viện cũng nói không có nhiều hy vọng, suốt ngày kêu chúng tôi nộp tiền, như vậy thì ai chịu được?!”
Đặng cùng chị gái mở tiệm làm đầu vẫn chưa trả hết nợ, “từ sau khi mẹ nhập viện phải đóng cửa tiệm mấy hôm, nay xác cụ vẫn nằm trong viện, phận làm con thấy tôi thực sự cảm thấy day dứt”.
“Lúc nào cũng nghĩ đến ngày bị giam tù thế nhưng bắt tội tôi thì con cái biết làm thế nào? Lúc ấy cả nhà sẽ rơi vào cảnh ly tán”
Vụ án tương tự
Vào ngày 2/ 9/2009, tại Quảng Đông Trung Quốc cũng xảy ra một vụ án tương tự.
Vợ của Văn Dụ Chương là Hồ Tinh bị hôn mê tại nhà. Sau khi khi tiến hành điều trị tại bệnh viện, các bác sĩ kết luận bệnh tình của cô Hồ hết sức nguy kịch. 7 ngày sau, Văn Dụ Chương đến viện thăm, đã tháo bình thở và máy đo huyết áp của vợ.
Các y bác sỹ nhìn thấy cảnh đó muốn đến cấp cứu thì bị Văn ngăn cản, nói rằng vợ mình phải chịu nhiều đau khổ nên mới từ bỏ điều trị. Khoảng 1 tiếng sau Hồ Tinh chết.
Theo giám định của bệnh viện, tim bệnh nhân vẫn đập nhưng không thể tự hô hấp và việc tháo bỏ các thiết bị hô hấp nhân tạo là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong. Năm 2010, Văn bị kết án tù giam 3 năm, quản chế 3 năm.
Tuy nhiên, trong vụ án tại Mi Sơn Tứ Xuyên của bà Chu Tố Phân, việc bỏ ống thở của bệnh nhân có liên quan trực tiếp đến cái chết của bệnh nhân hay không hiện vẫn cần phải xem xét, đợi kết luận sau cùng.